(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Nuông Dăm (Kim Bôi) có 3 trường hợp sinh con thứ 3, 2 trường hợp sinh con thứ 4 và 1 trường hợp tảo hôn. Mặc dù cấp ủy, chính quyền xã đã có nhiều nỗ lực vận động, tuyên truyền, song nhiều năm nay, việc vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) vẫn xảy ra và có chiều hướng gia tăng.


Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: "Là xã vùng sâu, xa, tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm hơn 98%, nhận thức của người dân còn hạn chế. Mặc dù vấn đề về dân số luôn được đưa ra trong các buổi họp thôn, xóm, cán bộ, đảng viên đã phân tích cho bà con hiểu về những hệ lụy đối với xã hội, hậu quả dẫn đến đến đói nghèo, chất lượng dân số suy giảm, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai, sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn diễn ra".


Cán bộ dân số xã Nuông Dăm (Kim Bôi) tuyên tuyền chính sách dân số đến đến các hộ dân.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý "trọng nam, khinh nữ", "nhiều con là nhiều của", "sinh con trai nối dõi tông đường" đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Các hộ khá giả, đã "có nếp, có tẻ" vẫn có tâm lý muốn sinh thêm con cho vui cửa, vui nhà. Ngoài ra, nhiều hộ còn chọn tuổi để sinh con bởi quan niệm sinh con vào năm đẹp sẽ mang đến tài lộc, do đó, họ bất chấp chính sách DS-KHHGĐ. Một số gia đình được tuyên truyền các biện pháp tránh thai, nhưng không áp dụng, dẫn đến việc cán bộ xã đến tuyên truyền thì "chuyện đã rồi". Nhiều gia đình muốn sinh nhiều con để có thêm lao động, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Nhưng nguồn thu ở đâu chưa thấy, việc sinh con thứ 3 trở lên, nhất là đối với các gia đình kinh tế khó khăn khiến các em nhỏ bị thiệt thòi về thể chất, ít được thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, mang thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, mức xử phạt đối với sinh con thứ 3 còn nhẹ, hầu như không đủ sức răn đe. Từ năm 2016 đến nay, xã có 29 trường hợp sinh con thứ 3, cả 5/5 xóm đều xảy ra vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, có xóm gần 10 trường hợp vi phạm. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã mới đạt 16 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30,4%. Hầu hết các hộ sinh con thứ 3 đều thuộc diện khó khăn. Ngoài ra, chỉ cần 1 trường hợp sinh con thứ 3 thì xóm sẽ không được công nhận khu dân cư văn hóa, ảnh hưởng đến thành tích thi đua của tập thể.

Trước thực trạng đó, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", nhằm giúp người dân thay đổi nhận thức, tư tưởng, thực hiện khẩu hiệu "Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt". Xã chủ động rà soát các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, sinh đủ 2 con để tới tận nhà tuyên tuyền, hướng dẫn áp dụng các biện pháp tránh thai. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã có 27 trường hợp đặt vòng tránh thai, cấp thuốc và dụng cụ tránh thai cho 287 chị em. Ngoài ra, xã tuyên truyền qua loa phóng thanh, dán áp phích, tờ rơi, xây dựng các tiểu phẩm về chính sách DS-KHHGĐ.

Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Để giải quyết tình trạng sinh con thứ 3, thời gian tới cần sự quan tâm của các cấp chính quyền nhằm tuyền truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân để mỗi cặp vợ chồng nhận thức được những hệ lụy đối với việc vi phạm chính sách dân số. Từ đó thay đổi quan niệm, hành vi, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, phát triển kinh tế".


Hoàng Anh


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục