Trước tình trạng nguy kịch của một sản phụ rối loạn đông máu nặng sau cắt tử cung hoàn toàn do đờ tử cung sau đẻ tại một huyện miền núi Phú Thọ, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức một đội cấp cứu ngoại viện khẩn cấp cùng mang theo hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh để kịp thời cấp cứu, giữ tính mạng cho sản phụ.


Sản phụ đã hồi phục sau tai biến nguy kịch.

BSCKII Nguyễn Tiến Công, Trưởng khoa Sản Thường cho biết, vào lúc 4 giờ 15 phút sáng ngày 28-8, nhận được tin báo từ bệnh viện tuyến dưới về trường hợp sản phụ đang trong tình trạng nguy kịch do rối loạn đông máu nặng, sốc giảm khối lượng tuần hoàn sau cắt tử cung hoàn toàn do đờ tử cung sau đẻ, ngay lập tức một ê kíp gồm các bác sĩ của Trung tâm Sản Nhi nhanh chóng di chuyển về TTYT huyện Thanh Sơn để kịp thời cấp cứu sản phụ.

Ê-kíp cấp cứu ngoại viện của Trung tâm Sản Nhi gồm BSCKII Nguyễn Tiến Công, Trưởng khoa Sản Thường; BSCKI Lê Văn Bình, Khoa Sản Nhiễm Khuẩn; BSCKI Lê Phong Phú, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, KTV Nguyễn Lê Nam, KTV Trưởng, khoa Xét nghiệm đã mang theo 1000 ml khối hồng cầu, 1000 ml huyết tương tươi đông lạnh, 200 ml tủa lạnh (yếu tố VIII) di chuyển nhanh chóng tới Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn.

Tại đây, ê-kíp cấp cứu đã phối hợp với các bác sĩ tại TTYT huyện Thanh Sơn thực hiện hồi sức cấp cứu sản phụ Chu Thị Lê (sinh năm 1993, tại Thục Luyện, Thanh Sơn, Phú Thọ), đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền máu hồi sức, dùng các thuốc trợ tim vận mạch, người bệnh vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, mạch nhỏ, huyết áp khó bắt.

"Chúng tôi cố gắng điều chỉnh để nâng huyết áp, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện đợi khi huyết áp người bệnh ổn định sẽ chuyển đến Trung tâm Sản Nhi - nơi có đầy đủ trang thiết bị phương tiện máy móc chuyên sâu, có các chế phẩm máu và đặc biệt có đội ngũ chuyên gia chuyên môn sâu bảo đảm có thể tiếp tục hồi sức cấp cứu cho sản phụ", BS Công cho biết.

Sau ba giờ hồi sức tích cực, huyết áp sản phụ ổn định, đủ điều kiện để chuyển lên Trung tâm Sản Nhi an toàn. Tại đây, sản phụ được làm tổng thể các xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp tại giường. Kết quả cho thấy sản phụ vẫn còn rối loạn đông máu nặng, thiếu máu nặng, có máu chảy trong ổ bụng.

Ngay lập tức, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiến hành hội chẩn toàn viện, thống nhất phẫu thuật mở ổ bụng, kiểm tra và cầm máu các vị trí chảy máu.

BSCKII Nguyễn Tiến Công, Trưởng khoa Sản Thường cho biết, trong ổ bụng sản phụ có 300 ml máu, rỉ máu ở mỏm cắt, thấm máu khoang sau phúc mạc, khoang trước bàng quang, rỉ máu ở cơ thành bụng, rỉ máu lớp mỡ dưới da. Các bác sĩ đã loại bỏ hết máu, khâu lại mỏm cắt, đặt sonde dẫn lưu. Sau phẫu thuật, sản phụ được chuyển về khoa Hồi sức tích cực - Chống độc theo dõi điều trị cho tiến hành an thần, thở máy, truyền 2000 ml khối hồng cầu, 2000 ml huyết tương tươi đông lạnh, 600 ml tủa lạnh (yếu tố VIII), 1450 ml tiểu cầu.

Sáu giờ sau phẫu thuật, sản phụ dần ổn định và đã được cắt hoàn toàn thuốc trợ tim và vận mạch, ý thức tỉnh táo, lượng máu qua sonde giảm dần rồi ngừng hẳn, có thể rút ống nội quản, thở ô-xy. Sau hai ngày điều trị, sản phụ được rút hết sonde dẫn lưu. Hiện tại, sản phụ đã tỉnh táo, ăn uống tốt, đi lại bình thường, chờ ngày ra viện.

Qua trường hợp của sản phụ, các bác sĩ khuyến cáo, trong cuộc chuyển dạ của phụ nữ có rất nhiều tình huống biến cố hết sức nặng nề có thể xảy ra nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Đờ tử cung, vỡ tử cung… là những biến chứng nguy hiểm nên khi mang thai sản phụ cần chú ý đi khám thai thường xuyên, chú ý đến những vấn đề bất thường dù nhỏ nhất để bảo đảm có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

           TheoNhandan

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục