(HBĐT) - Trong tháng 9/2019, ngành Y tế triển khai tiêm chủng vắc xin SII 5 trong 1 cùng tiêm với vắc xin ComBe Five được hơn 5.000 liều. Tuy nhiên, không có trường hợp nào phản ứng với thuốc. Nhiều bà mẹ đã xóa đi tâm lý "sợ” và yên tâm đưa con đi tiêm chủng.


Cán bộ Trạm y tế xã Kim Truy (Kim Bôi) tiêm chủng cho trẻ em trên địa bàn.

Ông Phan Văn Vũ, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế) cho biết: Trong những tháng đầu năm nay, tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt thấp hơn kế hoạch. Nguyên nhân là do thay đổi vắc xin từ vắc xin Quinvaxem sang vắc xin ComBe Five 5 trong 1. Sau khi triển khai, có một số trường hợp phản ứng với thuốc. Các phương tiện truyền thông đưa tin, nên các bà mẹ sợ, không đưa con đi tiêm. Cùng với đó là một số thời điểm thiếu vắc xin. Trước những thông tin này, các bộ các trạm y tế cũng rất "dè dặt” tư vấn hoặc triển khai tiêm vắc xin ComBe Five 5 trong 1. Mặt khác, trong những năm gần đây, các điểm tiêm dịch vụ trên địa bàn tăng, nhiều bà mẹ lựa chọn tiêm dịch vụ để không bị phản ứng thuốc. Theo giải thích của ông Vũ, nguyên nhân của việc phản ứng thuốc là vắc xin tiêm chủng sử dụng nguyên tế bào trong vắc xin ho gà. Còn đối với thuốc tiêm dịch vụ sử dụng vô bào nên không gây phản ứng. Ngoài những nguyên nhân trên, hiện nay phần mềm cập nhật về tiêm chủng và tiêm dịch vụ chưa đồng bộ, thống nhất nên số liệu về tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt thấp.

Trước thực trạng này, Sở Y tế cũng đã xây dựng kế hoạch, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Theo đó, thường xuyên giao ban hàng tháng nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác tiêm chủng, giao chỉ tiêu tiêm cho các tuyến huyện, xã với từng lứa tuổi, mũi tiêm…. Từ đó, cán bộ y tế luôn sát sao với công tác tiêm chủng. Tổ chức tiêm thành nhiều đợt cho những trẻ chưa kịp tiêm theo định kỳ. Về mặt tâm lý, sau thời gian "nghe ngóng”, nhiều bà mẹ cũng đã đưa con mình đến các trạm y tế để tiêm trở lại.

Chị Trần Thị Quý ở phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) cho hay: Mấy tháng trước, xem trên mạng thấy có một số trường hợp tiêm vắc xin 5 trong 1 bị phản ứng thuốc, tôi sợ, không đưa con đi tiêm chủng. Trong khi đi đó, thuốc 6 trong 1 dịch vụ lại đắt và thường xuyên thiếu, nên tôi ngần ngừ mãi. Đến giờ, con tôi giờ đã 7 tháng tuổi. Vài tháng gần đây, thấy tiêm chủng không còn thông tin về phản ứng thuốc và ngành Y tế đã triển khai thuốc mới rất an toàn, tôi yên tâm cho cháu đi tiêm để kịp định kỳ .

Bắt đầu từ tháng 9, ngành Y tế đã triển khai tiêm chủng vắc xin SII 5 trong 1 do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, được bộ Y tế phê duyệt sử dụng, tiêm cho trẻ tử 2 tháng tuổi trở lên. Đây là vắcxin mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, tương tự như ComBe Five (hiện lưu hành). Vắc xin này đã triển khai tiêm ở 7 tỉnh, thành phố trong cả nước từ những tháng trước. Sau đợt tiêm tháng 9/2019, toàn tỉnh đã triển khai tiêm trên 5.000 liều. Tuy nhiên, sau khi tiêm không có trường hợp nào sốt, phản ứng với thuốc. Từ đó tạo niềm tin cho các bà mẹ đưa con đến tiêm chủng. Do vậy, tỷ lệ tiêm chủng của đã được nâng lên. Đến nay, đã đạt gần 60% trẻ đến độ tuổi đều được tiêm chủng.

Ông Phan Văn Vũ cho biết thêm: Hiện nay, có nhiều trẻ đang "muộn” lịch tiêm chủng do trong thời gian qua không đủ thuốc hoặc sợ, không tiêm. Do vậy, các bà mẹ cần đến các trạm y tế để được tư vấn, tiêm bổ sung đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ tốt nhất.

Việt Lâm


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục