(HBĐT) - Năm 1988, tỉnh ta bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và lao cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau hơn 30 năm triển khai chương trình, với 12 loại vắc xin, mỗi năm, có hàng vạn liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai.



Trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng tại Phòng tiêm dịch vụ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Tuần lễ tiêm chủng năm 2019 với chủ đề "Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, Bộ Y tế kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, mỗi người dân và các bậc cha mẹ hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng. Nhờ tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao, Hòa Bình cùng với cả nước đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005, đến nay vẫn tiếp tục duy trì kết quả này.

Ngay từ đầu năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiêm chủng thường xuyên tại các điểm tiêm trên địa bàn, các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm an toàn, đúng quy trình tiêm chủng cho trẻ và bà mẹ mang thai. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và người dân về công tác tiêm chủng như: Tổ chức phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu tại khu vực đông dân cư; thăm hộ gia đình các sản phụ sau sinh, các gia đình có trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng.

Bà Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng, Trung tâm đã cử cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại các điểm tiêm chủng, đặc biệt là những xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác quản lý vắc xin, vật tư trong công tác TCMR. Để đảm bảo chất lượng vắc xin, cán bộ y tế thường xuyên thực hiện vệ sinh hệ thống dây chuyền lạnh và ghi nhật ký theo dõi công tác bảo dưỡng tủ theo đúng quy định. Kiểm tra tình trạng vắc xin đang bảo quản trong dây chuyền lạnh như: hạn sử dụng; nhãn, lọ vắc xin; chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin; duy trì việc theo dõi và ghi nhiệt độ của các thiết bị lạnh bảo quản vắc xin 2 lần trong ngày, 7 ngày trong tuần; sử dụng các loại thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động, ghi lại tình trạng hiển thị hàng ngày của thiết bị, hàng tháng phải xuất dữ liệu để lưu và đối chiếu với kết quả ghi chép hàng ngày đối với tủ lạnh bảo quản vắc xin. Bên cạnh đó, quan tâm làm tốt công tác ghi chép, theo dõi việc nhận và cấp phát vắc xin; đối với việc cấp phát vắc xin cho các xã đảm bảo theo dự trù, tránh tình trạng cấp phát vắc xin dư thừa phải bảo quản tại trạm làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

Tuy nhiên, trong 9 tháng năm nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong toàn tỉnh đạt 57,2%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra (71,3%). Nguyên nhân do thiếu vắc xin, là những tháng đầu triển khai vắc xin ComBe Five trong chương trình nên tỷ lệ tiêm thấp, một số trẻ chưa đến lịch tiêm do sinh cuối năm nhiều hơn. Đối tượng tiêm vắc xin sởi - rubella trong chiến dịch chưa tách được nên tỷ lệ thấp. Tỷ lệ tiêm DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), tiêm phụ nữ có thai đều đạt so với chỉ tiêu kế hoạch. Toàn tỉnh ghi nhận 378 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 12 trường hợp phản ứng phải xử trí theo dõi, không có trường hợp nặng.

Để duy trì bền vững kết quả tiêm chủng mở rộng cần đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của tiêm chủng đủ mũi, các hoạt động tiêm chủng bổ sung, phổ biến các kiến thức về theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để người dân yên tâm đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.


Kim Tuất (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục