Ô nhiễm không khí cùng với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách và đáng báo động trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế làm cho tình hình ô nhiễm không khí ngày càng tăng nhanh và trở thành mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.

Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện các chất lạ hoặc biến đổi thành phần không khí, khiến cho không khí nhiễm bẩn, bụi, có mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm gồm: các loại bụi, bụi mịn, siêu mịn; các chất hóa học như: ozone, CO, SO2, NO2, chì... Các hoạt động của con người chính là nguồn tạo ra các chất ô nhiễm như các khí thải của xe cơ giới, các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu.

Chúng ta đang sống trong bầu không khí ô nhiễm

Những ngày gần đây, tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... đang trở nên nghiêm trọng. Theo số liệu từ 12 trạm quan trắc trên địa bàn Hà Nội (1 trạm của Tổng cục Môi trường, 10 trạm của TP. Hà Nội và 1 trạm của Sứ quán Mỹ) trong những ngày cuối tháng 9/2019, các chỉ số về NO2, O3, CO, SO2 vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ bụi siêu mịn PM 2.5 có xu hướng tăng cao, vượt ngưỡng của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Thời gian có nồng độ PM 2.5 cao thường vào đêm và sáng sớm vì đó là các khoảng thời gian gió lặng cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm cho chất ô nhiễm không thể phát tán, duy trì ở mức cao. Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện tượng thường gặp trong thời gian này, do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có.


Người dân cần đeo khẩu trang và có những biện pháp bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm.

Sự nguy hại của bụi siêu mịn tới sức khỏe

Bụi siêu mịn PM 2.5 gây ra nguy cơ rất cao với sức khỏe con người, vì nó không những có thể xâm nhập vào hệ hô hấp gây các bệnh lý hô hấp mà còn có thể đi qua màng phế nang mao mạch ở phổi để vào tuần hoàn máu, đi tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng với cơ thể con người. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 4,2 triệu người tử vong mỗi năm do tiếp xúc với ô nhiễm không khí; 3,8 triệu người tử vong mỗi năm do tiếp xúc với khói bếp và nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở những nơi có chất lượng không khí vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.  Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng xuất hiện ngay do kích ứng đường hô hấp tại chỗ như ho, đau rát họng, ngạt mũi, chảy mũi, triệu chứng giả cúm. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả khó hồi phục hơn như các bệnh lý viêm đường thở, viêm phế quản, khởi phát cơn hen cấp, suy giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi và khí phế thũng. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể dẫn tới giảm chức năng phổi của đứa trẻ sinh ra sau này. Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, chỉ sau thời gian dài mới thể hiện rõ và khó phục hồi.

Đi tìm giải pháp

Có thể nói, bầu không khí quanh ta không thể thay đổi một sớm một chiều. Biện pháp hữu hiệu giúp đối phó tạm thời với ô nhiễm không khí là hạn chế ra đường vào những thời điểm nồng độ bụi cao như tối muộn và sáng sớm, nhất là đối với người già, người có bệnh hô hấp mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Nếu có việc cần thiết phải đi ra ngoài thì nên sử dụng khẩu trang để lọc bụi và các chất ô nhiễm. Loại khẩu trang có khả năng lọc gần hết thành phần PM 2.5 là khẩu trang N95, còn các loại khẩu trang thông thường đều không có khả năng lọc hết được PM 2.5. Khi ở trong nhà nên đóng kín cửa, tránh bụi từ bên ngoài xâm nhập môi trường không khí trong nhà, nếu có điều kiện có thể sử dụng các loại máy lọc không khí. Tuy nhiên, đó chỉ là các biện pháp tạm thời, việc cấp thiết hiện nay là cùng chung tay để giảm thiểu ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân có thể hành động trong khả năng của mình như giảm việc sử dụng than củi đốt để nấu nướng, sưởi ấm, giảm sử dụng các loại xe cơ giới, đặc biệt là các loại xe không đảm bảo về tiêu chuẩn phát thải,... Cùng với đó là các chính sách, luật, quy hoạch của nhà nước nhằm bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm không khí và phát triển bền vững.


Theo Báo SKĐS


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục