(HBĐT) - Theo thống kê của Hội Đông y tỉnh, toàn tỉnh hiện có khoảng 2.000 người bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Có một số người đăng ký hành nghề, còn phần lớn tự đi kiếm thuốc, bốc thuốc để chữa bệnh.

 


Bà Triệu Thị Lan, xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong (Cao Phong) lên rừng lấy thuốc. 

Nửa đêm leo núi lấy thuốc

Sống ở rừng núi từ bé, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong (Cao Phong) được mẹ truyền cho các bài thuốc chữa vô sinh, thận, trĩ, dạ dày… độc đáo của người Dao Tiền. Hàng ngày, bà theo mẹ khắp các ngọn đồi, quả núi tìm thuốc. Bao nhiêu năm chữa bệnh có nhiều kỷ niệm vui, buồn. Nhưng kỷ niệm lớn nhất đối với bà là chữa cho anh Hoàng Văn Hà ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội). Sau khi lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu 12 năm vẫn không có con. Khi đi khám bệnh, bác sỹ kết luận chị bị tắc tử cung khó có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi chữa trị nhưng vẫn không có kết quả. Tưởng chừng như hết thuốc chữa, anh gặp người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh Hà chia sẻ: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được vì đã đi quá nhiều nơi, thôi thì còn nước còn tát. Sau khi chữa đến tháng thứ 4 thì vợ có thai, chúng tôi mừng lắm. Một lần vợ tôi bị ngã có nguy cơ sảy thai, lúc đó đã là 12 giờ đêm. Tôi gọi điện cho bà Lan nhờ bà giúp. Bà Lan nhớ lại: Bài thuốc này bắt buộc phải uống ngay trong vòng 24 giờ, nếu không thì không hiệu nghiệm. Mà bài thuốc phải có cây trên núi. Nghĩ đến cảnh 12 năm chờ đợi của đôi vợ chồng, tôi soi đèn lên rừng tìm thuốc đến gần sáng mới về đến nhà. Nhờ bài thuốc đó chị Thu giữ được thai an toàn và sinh cháu mẹ tròn con vuông. Đến nay, cháu được 8 tuổi, đang học lớp 3, thỉnh thoảng gia đình anh Hà lên thăm bà Lan, bà Lan cũng coi anh chị như người trong gia đình.  

Mang hạnh phúc đến mọi người

Chúng tôi đến thăm nhà thầy thuốc Nguyễn Thị Miến ở xóm Mỏ, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình). Năm 2018, bà được giải nhất hội thi kế thừa bài thuốc đông y gia truyền, được Ban chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. Với uy tín và sự tận tâm với người bệnh nhiều năm nay, bệnh nhân đến với gia đình bà ngày càng đông. Anh Vũ Tiến Thành ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) cho biết: Cách đây 2 năm tôi bị thoái hóa 2 đốt sống lưng có gai. Tôi đã sử dụng thuốc Tây y nhưng chỉ được thời gian ngắn. Thời điểm đau cấp tôi không đi lại được. Lúc phải nhờ vợ con dìu đi, lúc phải tự bò khi muốn di chuyển. Qua nhiều đợt điều trị cũng không khỏi. Một lần, nghe nói bà lang Miến chữa được thoái hóa tôi đã tìm đến. Sau khi xem bệnh, bà Miến bốc thuốc uống chữa bệnh cho tôi. Đến giờ, tôi đã khỏi hẳn hơn 1 năm nay và đi lại bình thường, có thể vác cây nước chừng 1 tạ. Chữa khỏi bệnh, anh Thành đưa bố vợ là ông Lê Văn Ngoại ở xã Yên Trung, huyện Ý Yên (Nam Định) đến chữa. Ông Ngoại năm nay hơn 60 tuổi, bị thoái hóa đốt sống lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm. Bệnh nặng ông Ngoại không đi được, chủ yếu nằm trên giường. Lúc đến, anh phải dìu ông Ngoại vào nhà. Thời gian đau cấp ông nằm tại chỗ, muốn làm việc gì phải bò đi. Sau 2 tháng, bệnh của ông Ngoại đã khỏi và sinh hoạt được bình thường. Khỏi bệnh, anh Thành và ông Ngoại đã giới thiệu và đi lấy hộ thuốc cho 17 người. Họ đều khỏi bệnh và không lấy lại thuốc.

Khi vãn bệnh nhân, bà Miến chia sẻ: Gia đình tôi có nghề thuốc từ 6 đời. Từ bé, tôi theo mẹ đi hái thuốc trên rừng nên được chỉ cho nhiều bài thuốc, cây thuốc. Theo nghề gia truyền, tôi vẫn nhớ và tâm niệm những lời của mẹ, điều hạnh phúc nhất của người thầy thuốc là chữa khỏi bệnh cho người bệnh, lấy niềm vui của người bệnh là niềm vui của mình.


Việt Lâm

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục