(HBĐT) - Cách đây 65 năm, Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế với lời dặn: "Cán bộ và nhân viên ngành y phải thật thà, đoàn kết, thương yêu người bệnh, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân”. Thực hiện lời dạy của Bác, 65 năm qua, ngành Y tế Hòa Bình đã nỗ lực vượt bậc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới.



Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư trang thiết bị mổ nội soi hiện đại đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Tăng cường nhân lực, hoàn thiện mạng lưới

Sau ngày hòa bình lập lại, ngành Y tế Hòa Bình đã tập trung xây dựng và phát triển y tế nhân dân. Các phong trào "ba diệt, ba sạch”, phong trào "sạch làng tốt ruộng” làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, góp phần giảm các bệnh dịch như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng... Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không lực hết sức ác liệt ra miền Bắc, cán bộ y, bác sỹcủa ngành tham gia cấp cứu thương, bệnh binh ở tất cả các tuyến, để hạn chế thương vong cho chiến sỹvà đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau khi đất nước giải phóng, ngành đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống bệnh dịch. Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành đã chủ động tập trung khắc phục mọi khó khăn, trong điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém, nhân lực thiếu thốn, trang thiết bị y tế lạc hậu trong khi nhu cầu KCB của nhân dân ngày càng tăng, nhiều bệnh dịch mới lạ, nguy hiểm phát sinh. Phương châm của ngành Y tế Hòa Bình là: Tự lực kế thừa, vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp đông -tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền, xây dựng Y tế Hòa Bình ngày càng phát triển.

Trước đây, nguồn nhân lực của ngành thiếu thốn, rất ít người được đào tạo đại học, sau đại học. Trong những gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhân lực của ngành y tế ngày càng được nâng cao. Hàng năm, ngành cử hàng trăm lượt cán bộ, bác sỹđào tạo tiến sỹ, chuyên khoa 2, Thạc sỹ, chuyên khoa 1. Đến nay, ngành đã có 262 người có trình độ sau đại học (tiến sỹ, chuyên khoa cấp 2, thạc sỹ, chuyên khoa cấp 1), 1.030 người trình độ Đại học và hơn 2.000 người tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ bác sỹđạt 8,7 người /1 vạndân, 25,56 giường bệnh/1vạndân, 70% trạm y tế tuyến xã có bác sỹ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số hoạt động.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, ngành Y tế đã tích cực triển khai thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, xây dựng bộ máy từ tỉnh, đến huyện, xã. Trước đây, ngành quản lý 50 đơn vị, đến nay còn 20 đơn vị với phương châm tinh gọn nhưng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng cao.

Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh được đầu tư trang thiết bị nhằm hiện đại hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I với quy mô 582 giường bệnh, đã triển khai thành công gần 300 dịch vụ kỹ thuật cao, các Trung tâm Ytế huyện, thành phốcũng không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, áp dụng nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Với quan điểm, y tế cơ sở là nền tảng, y tế dự phòng là then chốt, trong những năm qua, ngành đã đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm Ytế tuyến huyện. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật cho tuyến cơ sở. Những việc này góp phần tích cực đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Công tác y học cổ truyền được chú trọng. Ngoài Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh, các Trung tâm Ytế huyện, thành phố, trạm y tế xã đều có khoa, phòng y học cổ truyền để kết hợp đông - tây y trong điều trị. Hội Đông y từ tỉnh đến xã đang phát huy vai trò của mình, tận dụng thế mạnh cây, con làm thuốc, thế mạnh của các lương y, các ông lang, bà mế với những bài thuốc gia truyền để chữa trị cho người dân. Từ đó, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn, nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở vùng có kinh tế khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường y đức phục vụ nhân dân

 

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Nghề y là một nghề hết sức cao quý và đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, được xã hội tôn vinh. Chính vì vậy, cán bộ y tế phải không ngừng ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc. Đồng thời, không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức của cán bộ y tế, tận tâm với người bệnh, quan tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ. Trong những năm qua, học tập và làm theo lời Bác, ngành Y tế Hòa Bình thực hiện đổi mới, phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các đơn vị trực thuộc. Trong đó, tập trung nâng cao y đức, y thuật, sự hài lòng của người bệnh và niền tin của nhân dân.
Kỷ niệm 65 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, nguyện học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với trên 90% dân số tham gia BHYT, lộ trình BHYT toàn dân đang trên đà tiến nhanh, ngành Y tế đã và đang trở thành "điểm tựa” vững chắc trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 


Việt Lâm


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục