(HBĐT) - Đi đến từng nhà, rà từng ngõ để vận động những công dân đi từ nước ngoài về thực hiện cách ly và kiểm tra y tế. Chuẩn bị các phương án để ứng phó tới cấp độ 3 (khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng) - đó là những phần việc mà Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 huyện Lạc Thủy đã triển khai rốt ráo.


Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng thiết yếu được bảo đảm đầy đủ ở khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Lạc Thủy. 

Có mặt ở thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) từ 7h30 - 11h chúng tôi được nghe trọn 2 đợt truyền thông (lượt đi và lượt về) từ chiếc xe tuyên truyền lưu động. Nội dung tuyên truyền là mối nguy hiểm, cách phòng, chống đại dịch Covid-19. Đi dọc trên các tuyến đường chính của huyện, xã chừng 5 km, chúng tôi đếm được vài chục tấm pa no, áp phích tuyên truyền về Covid-19. Đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 huyện chia sẻ: Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác phòng, chống đại dịch, BCĐ huyện đã giao nhiệm vụ cho Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT&TT huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Theo đó, 2 đơn vị trên đã phối hợp in sao 16 đĩa tuyên truyền (gồm cả đĩa tiếng và đĩa hình), phát ngày 2 lần/ngày trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; treo 15 pa nô, 300 áp phích, 12 khẩu hiệu ở các điểm trung tâm từ huyện đến xã. Cấp phát 50.000 tờ rơi tuyên truyền về dịch bệnh đến người dân. Công tác tuyên truyền còn được triển khai dưới nhiều hình thức như: lồng ghép trong các buổi nói chuyện, hội nghị, hội thảo…

Ngày 17/2, huyện đã lập và công bố số điện thoại đường dây nóng thường trực trong phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp đó, ngày 18/2, UBND huyện ban hành Văn bản số 171 về việc xử lý các hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định; đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung và tại nhà, tại nơi cư trú. 

Để sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra, huyện đã trích nguồn kinh phí 300 triệu đồng (từ nguồn dự phòng) mua sắm các trang thiết bị phòng dịch như: máy phun khử trùng, sát khuẩn, nhiệt kế đo trán điện tử, khẩu trang, quần áo, dụng cụ bảo hộ cho thành viên BCĐ và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Huyện đã tổ chức tập huấn cho 110 cán bộ y tế về kiến thức phòng, chống dịch. Thành lập 2 đội cơ động phản ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19. Bố trí 2 khu cách ly gồm: khu phòng khám đa khoa xã Phú Nghĩa và khu trạm y tế xã Lạc Long cũ; Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Chi Nê làm khu điều trị. Khi có sự chỉ đạo của tỉnh đẩy việc ứng phó với đại dịch lên cấp độ cao hơn, huyện đã trưng dụng cơ sở vật chất Trường Cơ điện Tây Bắc và Trường Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện để làm cơ sở cách ly tập trung. Đến thời điểm hiện tại, huyện có thể đảm bảo cách ly tập trung cho khoảng 500 người. 

Xác định "chống dịch như chống giặc”, huyện Lạc Thủy đã tập trung thực hiện tốt việc thu thập thông tin, khoanh vùng các đối tượng đi về từ nước ngoài hoặc vùng dịch trong nước để cách ly, theo dõi, điều trị. Đồng chí Bùi Văn Tá, Trưởng Phòng Y tế huyện cho biết: Tính đến ngày 18/3, huyện Lạc Thủy chưa có ca nào nghi ngờ mắc Covid-19. Tuy nhiên, lũy kế người đi từ vùng dịch trong nước và người đi từ nước ngoài về đã lên tới 97 người. Trong đó có 72 người tiếp xúc với người từ vùng dịch về địa phương đã, đang được cách ly tại nhà và cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe. 

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, trong thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì phương án cách ly tập trung và cách ly tại gia đình. Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp đến từ vùng dịch về địa phương, đặc biệt không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền để nâng cao ý thức của mỗi người dân trong phòng, chống đại dịch Covid-19. 

  Thúy Hằng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục