(HBĐT) - Đó là một trong những chương trình hành động được ngành NN&PTNT chú trọng triển khai, nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.


Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lấy mẫu thực phẩm lưu thông qua chốt kiểm dịch TP Hòa Bình để kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc. 

Bên cạnh việc triển khai các kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các chuyên đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), ATTP, ngành NN&PTNT đã tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện về ATTP, kết hợp lấy mẫu phân tích, kiểm định chất lượng sản phẩm... Qua đó, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cách đây 2-3 năm, từ kết quả thanh, kiểm tra của ngành NN&PTNT cho thấy tại các vùng nông sản của tỉnh, dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm lợn, gà, kháng sinh cấm trong cá nuôi, hóa chất trong sản phẩm chế biến (thịt gia súc, gia cầm) tương đối cao (10-20%). Nhờ công tác thanh, kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật được đẩy mạnh, đồng thời tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, tỷ lệ vi phạm nêu trên giảm mạnh. Cụ thể, gần như không phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV tại các vùng sản xuất. Các vi phạm chủ yếu còn tồn tại đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến như giò, chả lợn, chả cá các loại. Tỷ lệ vi phạm tại các vùng nông sản của tỉnh hiện còn 1-2%.

Có một thực tế là tình hình nông sản hàng hóa từ các tỉnh ngoài vào thị trường tỉnh tiêu thụ có chiều hướng gia tăng vi phạm, nhất là nguồn thực phẩm chế biến. Năm 2019, thanh tra chuyên ngành đã kiểm tra việc vận chuyển, kinh doanh rau, cá tiêu thụ ở các chợ. Qua lấy trên 550 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản gửi đi phân tích kiểm định chất lượng ATTP, tỷ lệ vi phạm chiếm 6,5%, trong đó, thực phẩm từ ngoài vào tỉnh vi phạm chiếm 5,7%, nội tỉnh chiếm 0,8%.

Một số vi phạm khác cũng được phát hiện qua việc thanh, kiểm tra. Đơn cử vào năm 2019, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã phát hiện, xử phạt, yêu cầu nhà sản xuất thu hồi 228 kg muối bột canh i-ốt Hải Châu do không có hàm lượng  i-ốt trong sản phẩm; 2 mẫu chả cá có chứa chất Natribenzoat. Đáng chú ý, phát hiện và xử phạt nghiêm vi phạm gian lận thương mại đối với 1 trường hợp hộ tiểu thương tại chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình) bơm tạp chất vào tôm. 6 tháng đầu năm 2020 đã thanh tra đột xuất đối với 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc sản phẩm với 3 cơ sở có mẫu vi phạm chỉ tiêu về ATTP, xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 62 triệu đồng. Thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành các quy định của phát luật trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản với 7 cơ sở, phát hiện 2 cơ sở vi phạm quy định về ATTP; xử phạt 3 triệu đồng, thu hồi 1 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với 1 cơ sở do đã ngừng  hoạt động.

Cũng theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến hộ sản xuất, kinh doanh, kết hợp thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, tình trạng vi phạm ATTP trong nông, lâm, thủy sản chuyển biến rõ rệt. Điển hình như việc dùng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ Hòa Bình hiện giảm mạnh. Trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện người chăn nuôi sử dụng chất cấm tạo nạc nhóm Beta agonist, chất vàng O trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tăng cường hỗ trợ chứng nhận VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho các cơ sở sản xuất..., tạo niềm tin, điều kiện để người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm nông sản chất lượng cao, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.    


Bùi Minh

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục