(HBĐT) - Bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do hít phải những giọt nước bọt của người bệnh trong không khí có chứa vi khuẩn lao. Bệnh lao cũng là bệnh cơ hội, khi con người có sức đề kháng kém mà tiếp xúc với nguồn bệnh, thì dễ bị mắc bệnh hơn rất nhiều so với người bình thường, đó là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính, nghiện ma tuý, nghiện rượu... và nhất là người nhiễm HIV.


Bác sỹ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) khám cho người bệnh HIV.

Nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao: Khoảng 10% trong suốt cuộc đời ở những người khỏe mạnh, có hệ thống miễn dịch bình thường, bị nhiễm lao từ lúc nhỏ sẽ chuyển thành bệnh lao. Với những người suy giảm miễn dịch như đồng nhiễm HIV, nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao sẽ tăng lên rất cao, khoảng 10%/năm.

Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Việc chẩn đoán lao ở người nhiễm HIV thường khó khăn hơn, nhất là bệnh lao ngoài phổi, do dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Vi khuẩn lao trong đờm thường khó tìm thấy hơn. Các thuốc chống lao có tác dụng tốt với bệnh lao ở người bệnh lao/HIV. Điều trị lao cho người bệnh HIV/AIDS nói chung không khác biệt so với người bệnh không nhiễm HIV/AIDS. Khi điều trị cần lưu ý một số điểm: Tiến hành điều trị lao sớm ở người HIV có chẩn đoán lao; phối hợp điều trị thuốc chống lao với điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác bằng Cotrimoxazol và ARV càng sớm càng tốt, ngay sau khi người bệnh dung nạp thuốc chống lao (sau 2 tuần đầu tiên). Bên cạnh đó, việc điều trị lao cho những người nhiễm HIV/AIDS cũng có nhiều khó khăn như: Tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao xảy ra nhiều hơn, vi khuẩn lao kháng thuốc nhiều hơn, do người bệnh mang tâm tâm lý tuyệt vọng, chán nản, nên không tuân thủ điều trị bệnh, bỏ trị bệnh, tỷ lệ thất bại cao hơn..., nhưng khó khăn nhất vẫn là người bệnh không hợp tác.

Tất cả những người bệnh lao cần được tư vấn, xét nghiệm HIV theo quy trình của Bộ Y tế. Cán bộ y tế chủ động tư vấn, đề xuất, cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho người bệnh lao; tìm hiểu tiền sử làm xét nghiệm chẩn đoán HIV của người bệnh và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV; giải thích lý do, lợi ích của xét nghiệm HIV để chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người bệnh,

Bệnh lao có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào ở người nhiễm HIV. Nhưng biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm lại phụ thuộc vào giai đoạn sớm hay muộn của nhiễm HIV. Các thể lao hay gặp ở bệnh nhân HIV là: lao hạch, lao kê, tràn dịch màng phổi, lao màng tim, lao màng bụng. Có thể nói, lao và HIV là hai bạn đồng hành. Hai bệnh này tương tác thành vòng xoắn bệnh lý, dẫn đến hậu quả là cuộc đời của những bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV càng ngắn lại. Tuy nhiên, bệnh lao ở người nhiễm HIV hoàn toàn chữa khỏi được, để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

Để không bị mắc HIV cùng với nhiễm bệnh lao phải sống lành mạnh, an toàn. Nếu sống trong môi trường nguy cơ cao mắc bệnh lao, cần được khám, tư vấn, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời; tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Riêng đối với trẻ em nhiễm HIV, không được tiêm vắc xin BCG cho trẻ có triệu chứng AIDS. Nhiễm HIV làm cho các phản ứng xấu khi tiêm BCG tăng lên gấp 2 lần, các hạch sưng nhiều hơn, chảy mủ nhiều hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.


 Hồng Dung (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục