(HBĐT) - B.K.N, sinh năm 2017, điều trị từ tháng 6/2020 đến nay do có biểu hiện chậm nói, ít chơi với các bạn cùng tuổi, biểu cảm hạn chế, không biết thể hiện tình cảm với người khác. Các bác sỹ chẩn đoán, bé mắc hội chứng tự kỷ.


Việc điều trị và can thiệp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện được bảo hiểm y tế thanh toán một phần.

Khám sàng lọc ban đầu cho thấy, trẻ có đáp ứng với các âm thanh khác nhưng không đáp ứng khi gọi hỏi, giảm giao tiếp bằng mắt cả về tần số và thời gian. Trẻ thờ ơ, ít biểu cảm, không để ý tới thái độ của người khác. Mặc dù thời điểm vào viện, trẻ hơn 3 tuổi nhưng chỉ nói được một vài từ đơn giản, chủ yếu nói âm vô nghĩa, nhại lời, diễn đạt kém.

Theo bác sỹ Đặng Vũ Minh Huyền, đơn vị Tự kỷ, Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), những biểu hiện của B.K.N là những dấu hiệu rất rõ và đặc trưng ở trẻ tự kỷ, thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội. Trẻ luôn có một thế giới riêng và sống trong thế giới riêng đó, ít hoặc không muốn giao tiếp, tiếp xúc với người xung quanh.

Ngoài ra, ở trẻ tự kỷ còn có những dấu hiệu đặc trưng khác về giảm tương tác xã hội, suy giảm chất lượng giao tiếp và có hành vi, thói quen, sở thích bất thường mang tính rập khuôn, lặp đi lặp lại. Cụ thể như: Trẻ có cách chơi đồ chơi không phù hợp, không kết nối được với bạn bè, cười, khóc không hợp hoàn cảnh, hiếu động hoặc bị động thái quá, quá nhạy cảm với âm thanh, có hành động lạ với đồ vật, kiệm lời hoặc khó diễn đạt, khó thích nghi những thay đổi khác với thường ngày, thiếu nhận thức với sự nguy hiểm.

Bác sỹ Huyền cho biết, số lượng trẻ tự kỷ đến khám tại đơn vị năm 2020 khá nhiều, độ tuổi trung bình từ 18 - 36 tháng. Nhưng số trẻ nhập viện điều trị còn rất hạn chế, chỉ khoảng trên dưới 10 trẻ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ nếu không được phát hiện sớm, hoặc nếu gia đình chủ quan, thờ ơ, không tích cực có thể dẫn tới tương lai tàn tật ở trẻ. Ở mức độ nặng, người tự kỷ sẽ không có khả năng hoà nhập với xã hội, không tự nuôi sống được bản thân khi lớn lên và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Những dấu hiệu sớm báo động trẻ tự kỷ trước 24 tháng tuổi bố mẹ có thể quan sát như: Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi; không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi như chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp người quen; không nói được dù chỉ 1 từ đơn khi 16 tháng tuổi; không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng và mất kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp ở bất kể lứa tuổi nào.

Để chẩn đoán, can thiệp cho trẻ mắc bệnh tự kỷ, các nhà chuyên môn cần thực hiện đánh giá trước can thiệp, gồm phỏng vấn gia đình và quan sát trẻ trực tiếp ở môi trường tự nhiên trong một thời gian nhất định. Qua đó, lập chương trình và áp dụng các phương pháp can thiệp thích hợp nhất với trẻ. Thời gian can thiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể cũng như việc kết hợp can thiệp từ phía gia đình và xã hội. Tốt nhất là giai đoạn sớm trước 24 tháng tuổi.

Không có biện pháp nào chữa khỏi hoàn toàn tự kỷ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, can thiệp sớm bằng các biện pháp tâm lý, giáo dục đã mang lại những tiến bộ rõ rệt, làm tăng khả năng giao tiếp, nhận thức và hòa nhập xã hội ở trẻ. Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược can thiệp tự kỷ. Hiện, việc điều trị, can thiệp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được BHYT thanh toán một phần. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị cho trẻ tự kỷ, do quá trình điều trị rất lâu dài, không có giới hạn về thời gian cụ thể. Vì vậy, cha mẹ cần kiên trì, tin tưởng và luôn đồng hành cùng con.

Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục