(HBĐT) - Những năm gần đây, nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCN), chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho Nhân dân của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đà Bắc từng bước được ghi nhận. Nhờ sự tiến bộ trong công tác tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm chuyên môn, xây dựng kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu thực tế, bệnh nhân đến với trung tâm ngày càng tăng, sự hài lòng của người bệnh cũng ngày một cao hơn.



Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc được trang bị thết bị y tế hiện đại phục vụ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Anh Xa Văn Sinh, xóm Đầm Phế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chia sẻ: Vợ tôi sinh mổ tại TTYT huyện, con khỏe, vợ bình phục nhanh. Hàng ngày đều có các y, bác sỹ đến thăm khám, thay băng, hỏi han sức khỏe của 2 mẹ con. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, y, bác sỹ ân cần, niềm nở với người bệnh, tôi thấy yên tâm khi đến đây để được chăm sóc sức khỏe.

Với quan điểm lấy bệnh nhân là trung tâm, TTYT huyện đã nỗ lực không ngừng nhằm tạo chuyển biến toàn diện về chất lượng KCB. Trong 2 năm trở lại đây, đơn vị đã đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và được trang bị, bổ sung thêm các thiết bị hiện đại, như: Hệ thống phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm miễn dịch tự động, máy đo mật độ xương, máy nọi soi tiêu hóa, máy sắc thuốc và máy đóng gói thuốc y học cổ truyền… Bác sỹ Hoàng Văn Đức, Trưởng khoa Gây mê - hồi sức - chống độc (TTYT huyện) cho biết: Một trong những bước tiến về kỹ thuật của trung tâm là đã tiến hành các phẫu thuật nội soi với nhiều căn bệnh như: Cắt ruột thừa, cắt u nang buồng trứng, cắt khối chửa ngoài tử cung… Bên cạnh đó, trung tâm tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thực hiện các ca mổ nội soi phức tạp hơn. Qua triển khai hệ thống phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân được hưởng gói y tế chất lượng cao ngay tại địa bàn.

Với 13 khoa chuyên môn, 4 phòng chức năng, 17 trạm y tế xã, thị trấn, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được TTYT huyện tăng cường với tổng số 230 cán bộ chuyên môn, trong đó có 113 cán bộ khối điều trị và khối dự phòng, 117 cán bộ trạm y tế xã, thị trấn. Bên cạnh kíp bác sỹ, điều dưỡng được đào tạo, thực hiện phẫu thuật nội soi, đội ngũ y, bác sỹ của đơn vị có trình độ chuyên môn cao, với 12 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 1 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 3 trình độ thạc sỹ, 8 dược sỹ đại học. Đơn vị tiếp tục cử đi đào tạo 4 bác sỹ chuyên khoa lẻ để phục vụ công tác KCB ở cơ sở. 3 tháng đầu năm nay, đơn vị đã khám, điều trị cho 5.394 lượt người, trong đó, điều trị nội trú 1.169 lượt người.
Bác sỹ CKI Phạm Quốc Tuấn, Phó giám đốc TTYT huyện khẳng định: Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trung tâm chú trọng việc bố trí, cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn tại các trường đại học y và bệnh viện lớn. Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng, chẩn đoán khó, trung tâm liên kết với Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội có những hội chẩn từ xa để có hướng điều trị tốt cho bệnh nhân. Chúng tôi luôn xác định, người bệnh phải là trung tâm, mỗi y, bác sỹ luôn tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thái độ ứng xử với bệnh nhân, quan tâm, tận tình, chu đáo, coi người bệnh như người nhà. Để mỗi người bệnh khi đến trung tâm khám được khám, điều trị bệnh trong điều kiện tốt nhất.

Bảo đảm cho mọi người dân được CSSK cơ bản với chi phí thấp; bảo đảm công bằng và hiệu quả trong công tác CSSK cho mọi người; tập trung đầu tư trang thiết bị, xây dựng đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên y tế có nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Lương y như từ mẫu” là những gì TTYT huyện đã, đang hướng tới, nhằm mang đến sự hài lòng cho người bệnh.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục