(HBĐT) - Nuôi chó để làm cảnh, giữ nhà đã rất phổ biến với nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, việc nuôi nhốt, rọ mõm hay xích trong nhà chưa thực sự được chủ vật nuôi quan tâm. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra nguyên nhân do tránh hoặc đâm vào chó thả rông. Rất may chưa có nạn nhân tử vong, tuy nhiên, việc thả rông chó ra đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.


Chó thả rông chạy ra đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ảnh chụp lúc 18h, ngày 16/7/2021 trênđường 12B, đoạn qua khu Mớ Đá, thị trấn Bo (Kim Bôi).

Ngày 16/5/2021, chị Bùi Thị Hương, xã Kim Bôi (Kim Bôi) điều khiển xe máy chở con trên đường đi làm căn cước công dân. Khi đến gần nhà văn hóa xóm Gò Khánh, 1 con chó khoảng 10 kg bất ngờ từ trong nhà lao ra đường. Do không phản xạ kịp, chị Hương đâm thẳng vào con chó và bị ngã, mỗi người một nơi, xước chân tay, rách quần áo, xe bị gãy gương, xước mặt nạ phải. Chị Hương bức xúc: Vì chó chạy rông nên không ai chịu trách nhiệm. Mọi chi phí băng bó vết thương, sửa xe do gia đình tự chi trả. Đây không phải lần đầu tiên tôi bị ngã bởi chó thả rông, rất mong những gia đình nuôi chó ở gần đường chủ động nhốt chó, để không còn nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đã từng làm nhân viên dịch vụ chuyển phát nhanh J&T, anh Bùi Văn Công (Kim Bôi) thường xuyên phải đến các xã trên địa bàn huyện để ship bưu phẩm và không ít lần "phải vạ" với những con chó vô chủ. Theo anh Công, việc tránh chó bị ngã xe hay suýt ngã thì nhiều vô kể. Năm ngoái, khi đi giao bưu phẩm cho khách ở gần nhà có mấy con chó đuổi cắn nhau đúng lúc anh đi qua không tránh kịp. Kết quả là con chó chết, người bị ngã xe khá đau nhưng rất may chỉ bị thương phần mềm.

Không chỉ ở vùng nông thôn, tại TP Hòa Bình cũng vẫn còn tình trạng chó thả rông ở các tuyến đường trong thành phố. Anh Đào Duy, phường Thịnh Lang cho biết: Hầu như ngày nào ở khu phố nhà tôi cũng có vài con chó chạy ra đường. Không ít lần tôi suýt đâm phải chúng nhưng do đi tốc độ chậm nên tránh được. Tuy nhiên, tôi khá lo ngại về tình trạng chó thả rông, bởi không chỉ gây mất mỹ quan đô thị khi những con chó phóng uế bừa bãi mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Từ xưa đến nay, con chó vốn là vật nuôi quen thuộc bởi chúng có thể trông coi nhà và nhiều con được nuôi để làm cảnh. Không khó để bắt gặp những con chó chạy ngang đường với nhiều lý do khác nhau. Có thể là chủ thả để đi vệ sinh, hoặc do chủ nuôi không để ý nên chúng chạy lung tung. Cho dù là lý do gì thì cũng gây ra nhiều vụ tai nạn oan ức. Mới đây, tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) xảy ra vụ việc cháu bé 8 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn. Cháu bé đang chơi ở cổng bị con chó quật ngã và cắn vào nhiều chỗ trên cơ thể. Do hoảng sợ nên cháu bé không thể kêu cứu, đến khi bà ngoại đi qua nhìn thấy hô hào lên con chó mới bỏ chạy đi chỗ khác. Theo thông tin từ gia đình, con chó này là giống chó lai nặng 30 kg, 2 tháng trước cũng đã quật ngã và cắn bé thứ 3 của gia đình khi bé đang chơi cùng nhóm bạn. Sau sự việc đó, khu phố đã đề nghị chủ nhà nhốt vật nuôi lại. Tuy nhiên, thời gian chưa được lâu thì lại xảy ra sự việc trên.

Vấn đề ẩn họa từ chó thả rông không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Mỗi vụ tai nạn xảy ra thêm một lần gióng lên hồi chuông báo động, nhắc nhở ý thức của người nuôi chó (cả chó giữ nhà và chó cảnh). Để người dân không phải lo sợ bị chó cắn hay đâm phải mỗi khi đi trên đường, những gia đình nuôi chó nên tự ý thức tiêm phòng dại cho chó đầy đủ. Đồng thời có dây xích an toàn, đóng cổng tránh chó tự ý chạy ra ngoài đường, đeo rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo. Ngoài ra, rất cần một chế tài hợp lý, đủ sức răn đe với những gia đình thả chó rông gây mất an toàn tại khu dân cư.

Khánh Linh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục