Tính từ 16 giờ ngày 2/11 đến 16 giờ ngày 3/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 6.192 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Quảng Nam gia tăng ca nhiễm.


Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh Lớp 12, Trường THPT Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Trong số các ca nhiễm mới, có 17 ca nhập cảnh và 6.175 ca ghi nhận trong nước (tăng 562 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 2.766 ca trong cộng đồng).

Ngày 3/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Ninh Thuận đăng ký bổ sung 914 ca về địa phương từ vùng dịch, đã được cách ly, lấy mẫu từ các ngày trước tại Ninh Thuận trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (985 ca), Đồng Nai (905 ca), Bình Dương (773 ca), Kiên Giang (374 ca), An Giang (312 ca), Bạc Liêu (290 ca), Tây Ninh (272 ca), Tiền Giang (207 ca), Sóc Trăng (193 ca), Cần Thơ (152 ca), Bình Thuận (136 ca), Long An (119 ca), Hà Giang (118 ca), Đắk Lắk (98 ca), Đồng Tháp (97 ca), Ninh Thuận (95 ca), Quảng Nam (90 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (82 ca), Hà Nội (76 ca), Bình Phước (70 ca), Vĩnh Long (67 ca), Bến Tre (52 ca), Bình Định (50 ca), Phú Thọ (50 ca), Bắc Ninh (48 ca), Gia Lai (45 ca), Hậu Giang (40 ca), Trà Vinh (36 ca), Thừa Thiên Huế (35 ca), Bắc Giang (32 ca), Thanh Hóa (29 ca), Quảng Ngãi (29 ca), Khánh Hòa (27 ca), Điện Biên (25 ca), Nghệ An (20 ca), Lâm Đồng (18 ca), Hà Nam (11 ca), Quảng Trị (11 ca), Hải Dương (11 ca), Đắk Nông (10 ca), Phú Yên (10 ca), Ninh Bình (9 ca), Nam Định (9 ca), Kon Tum (9 ca), Quảng Bình (8 ca), Sơn La (8 ca), Hải Phòng (6 ca), Lạng Sơn (5 ca), Thái Bình (5 ca), Quảng Ninh (4 ca), Đà Nẵng (4 ca), Lào Cai (2 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Vĩnh Phúc (1 ca), Thái Nguyên (1 ca), Hòa Bình (1 ca), Bắc Kạn (1 ca), Hưng Yên (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (giảm 67), Cà Mau (giảm 62), Kiên Giang (giảm 47).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh (tăng 303), Tây Ninh (tăng 141), Quảng Nam (tăng 79).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.413 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 939.463 ca nhiễm SARS-CoV-2, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.528 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 934.583 ca, trong đó có 830.858 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 11 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (434.736 ca), Bình Dương (235.293 ca), Đồng Nai (68.199 ca), Long An (35.182 ca), Tiền Giang (17.216 ca).

Trong ngày 3/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 8.869 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 833.675 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.052 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 2/11 đến 17 giờ 30 ngày 3/11, cả nước ghi nhận 78 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (40 ca), Bình Dương (13 ca), Cần Thơ (4 ca), Đồng Nai (4 ca), Tiền Giang (3 ca), An Giang (3 ca), Bạc Liêu (2 ca), Long An (2 ca), Kiên Giang (2 ca), Ninh Thuận (2 ca), Vĩnh Long (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Bình Thuận (1 ca). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 61 ca mỗi ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.283 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 113.996 xét nghiệm cho 355.510 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.510.092 mẫu cho 61.095.672 lượt người.

Trong ngày 2/11, có 972.790 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 84.090.899 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.449.622 liều, tiêm mũi 2 là 25.641.277 liều.

Trong ngày 3/11, Bộ Y tế tham dự họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19, kế hoạch đầu tư mua sắm vắc xin, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch theo các cấp độ.

Bộ Y tế tổ chức Cuộc họp về việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2023. Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và Tổng công ty hàng không Việt Nam thực hiện một số nội dung đối với tổ bay của Vietnam Airlines.

Để tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch, Ngành y tế thành phố Cần Thơ đã kích hoạt thêm các bệnh viện điều trị COVID-19; tổ chức việc thu dung điều trị bệnh nhân theo mô hình tháp 3 tầng với 3.470 giường.

Từ 3/11, tỉnh Vĩnh Long bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. TP Vĩnh Long có 5 điểm tiêm vaccine cho gần 7.000 trẻ có độ tuổi từ 12 đến 17, trong đó chủ yếu là học sinh trung học phổ thông trên địa bàn TP Vĩnh Long. Tất cả các huyện sẽ đồng loạt tiêm vaccine cho trẻ có độ tuổi từ 17 đến 12 tuổi từ ngày 4/11.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục