(HBĐT) - Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện vùng cao Mai Châu đang bước vào chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay. Chiến dịch được triển khai tại tất cả các xã, thị trấn trong huyện, với mục tiêu nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, tiến tới miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.



Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện đã chỉ đạo ngành Y tế huyện tập trung triển khai tiêm vắc xin ngay sau khi tiếp nhận với công suất tối đa, đảm bảo an toàn cho người được tiêm, nhân viên y tế và an toàn PCD Covid-19 trong quá trình tiêm chủng. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19; lợi ích của vắc xin; lịch tiêm chủng; tính an toàn của vắc xin. Qua đó, công tác tiêm chủng được đẩy nhanh, nhận được sự đồng thuận của người dân các dân tộc trên địa bàn. Là người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, ông Hà Văn Hân, xóm Xô, xã Nà Phòn cho biết: Tôi rất mừng và an tâm hơn khi đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Tôi thấy việc tiêm vắc xin rất quan trọng và cần thiết, không chỉ bảo vệ an toàn bản thân mình mà còn bảo vệ gia đình, cộng đồng.

Tại các điểm tiêm, quy trình tiêm chủng được triển khai chặt chẽ, tiêu chí an toàn đặt lên hàng đầu theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế "tiêm đến đâu, an toàn đến đó”, bố trí sẵn sàng đầy đủ phương tiện, trang thiết bị đảm bảo công tác tiêm và chăm sóc sức khỏe sau tiêm, phân luồng theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, tư vấn, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm. Các điểm tiêm sau khi tiếp nhận danh sách người tiêm, ngành chuyên môn lên lịch tiêm chủng cho người dân vào các khung giờ khác nhau để không phải chờ đợi cũng như đảm bảo giãn cách. Người đến tiêm được hướng dẫn ngồi chờ, giữ khoảng cách, đợi đến lượt điền thông tin, khai báo y tế và thực hiện các bước như đo thân nhiệt, huyết áp... trước khi vào khám sàng lọc và thực hiện tiêm chủng. Trung tâm Y tế huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị và đội cấp cứu lưu động; bố trí cán bộ hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là các điểm tiêm ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Bác sỹ Ngần Thị Thươm, Trạm trưởng trạm y tế xã Nà Phòn cho biết: Chúng tôi đã đến từng hộ tuyên truyền cho người dân hiểu, nắm rõ các biện pháp PCD, trong đó, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những cách phòng, chống hữu hiệu nhất, qua đó động viên người dân đăng ký tiêm và đến tiêm đầy đủ theo lịch hẹn. Với các loại vắc xin được cấp ở mỗi đợt tiêm, bà con đến tiêm đầy đủ theo lịch hẹn, không có tư tưởng lựa chọn vắc xin, vì qua thực tế nhiều người đi tiêm ở các đợt trước về sức khỏe bình thường, không có phản ứng quá nặng sau tiêm.

Huyện Mai Châu có 22 điểm tiêm chủng, gồm 6 điểm tiêm chính và 16 điểm tiêm lưu động. 100% cán bộ, nhân viên y tế tham gia tiêm chủng được tập huấn chuyên môn và có chứng chỉ tiêm chủng. Bác sỹ Lường Thúy Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Huyện có 42.237 người trên 18 tuổi thuộc đối tượng được tiêm phòng Covid-19. Sau 14 đợt triển khai, đã có 24.695 người được tiêm vắc xin (mũi 1 có 21.562 người; mũi 2 có 3.133 người), đạt 51,05%, không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.
Là huyện có thế mạnh về phát triển du lịch, cùng với việc thực hiện nghiêm quy định "5K", vắc xin chính là "lá chắn” hữu hiệu giúp người dân chủ động thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tạo điều kiện để từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch trong trạng thái bình thường mới. Huyện tiếp tục rà roát các đối tượng được tiêm để lập danh sách, khi có vắc xin triển khai tiêm ngay, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin trên địa bàn để công tác PCD đạt hiệu quả cao nhất.


Đỗ Hà

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục