Toàn thành phố có 396 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 116 xã, phường ở cấp độ 2; 67 xã, phường ở cấp độ 3. Như vậy, so với thông báo hôm 17/12, thành phố có thêm 6 quận và 42 xã, phường chuyển "màu cam”.


Nhân viên y tế đến theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho 7 bệnh nhân F0 trong 1 gia đình tại nhà ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì.

 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký thông báo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội.Tính đến 10 giờ sáng 24/12, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịchCOVID-19. Tuy nhiên, chỉ còn 1 huyện ở cấp độ 1 - màu xanh và có đến 8 quận trung tâm ở cấp độ 3 - màu cam.

Theo đó, huyện duy nhất còn ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng màu xanh) là huyện Phúc Thọ, giảm 3 quận, huyện so với thông báo ngày 17/12. Ngoài ra, thành phố có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (màu vàng - vùng nguy cơ). Đặc biệt,Hà Nội hiện có 8 quận trung tâm ở cấp độ 3(màu cam - vùng nguy cơ cao) gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.

Toàn thành phố có 396 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 116 xã, phường ở cấp độ 2;67 xã, phường ở cấp độ 3. Như vậy, so với thông báo hôm 17/12, thành phố có thêm 6 quận và 42 xã, phường chuyển "màu cam”.

Theo thống kê, các quận màu cam có số ca bệnh tăng vọt trong 14 ngày trở lại đây. Cụ thể, quận Ba Đình có số ca mắc trong cộng đồng 14 ngày qua là 1.172 ca, số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 259 ca. Con số tương ứng với các quận như sau: Đống Đa là 1.726 và 228, Hai Bà Trưng là 1.630 và 273, Hoàn Kiếm là 495 và 176, Hoàng Mai là 2.212 và 207, Long Biên là 1.303 và 192, Nam Từ Liêm là 1.142 và 201, Tây Hồ là 523 và 157.

Số xã, phường có cấp độ 3 cụ thể như sau: quận Ba Đình có 9 phường, gồm: Quán Thánh, Đội Cấn, Cống Vị, Trúc Bạch, Phúc Xá, Kim Mã, Liễu Giai, Thành Công, Giảng Võ. Quận Đống Đa có 11 phường, gồm: Văn Miếu, Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Khương Thượng, Kim Liên, Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Phương Liên, Quang Trung, Thổ Quan. Huyện Gia Lâm có 1 xã là Đa Tốn. Quận Hà Đông 3 phường, gồm: Yên Nghĩa, Dương Nội, Biên Giang. Quận Hai Bà Trưng 12 phường, gồm: Đông Mác, Phố Huế, Vĩnh Tuy, Cầu Dền, Thanh Lương, Phạm Đình Hổ, Trương Định, Thanh Nhàn, Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Minh Khai, Đồng Nhân. Quận Hoàn Kiếm 4 phường, gồm: Hàng Đào, Cửa Đông, Cửa Nam, Phúc Tân. Quận Hoàng Mai 12 phường, gồm: Thanh Trì, Tân Mai, Tương Mai, Lĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Mai Động, Yên Sở, Đại Kim, Thịnh Liệt, Giáp Bát, Định Công. Quận Long Biên 3 phường, gồm: Ngọc Lâm, Gia Thụy, Phúc Đồng. Quận Nam Từ Liêm 2 phường, gồm: Tây Mỗ, Mễ Trì. Quận Tây Hồ 5 phường, gồm: Quảng An, Thụy Khuê, Xuân La, Yên Phụ, Bưởi. Huyện Thanh Trì 3 xã, gồm: Đại Áng, Tứ Hiệp, Tân Triều. Huyện Thường Tín có 1 xã là Văn Bình và huyện Ứng Hóa có 1 xã là Sơn Công.

Trước đó, theo đánh giá cấp độ dịch của thành phố Hà Nội hôm 17/12, hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và 25 phường "màu cam" đều đã triển khai siết chặt hơn các biện pháp phòng, chống dịch như cấm tụ tập đông người, cấm cửa hàng ăn uống bán tại chỗ, chỉ được phép bán mang về, học sinh lớp 9, lớp 12 chuyển sang học trực tuyến...

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục