(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành y tế, tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19. Nhiều địa phương vẫn ghi nhận ca mắc Covid-19 hàng ngày trong cộng đồng. Ngoài ra, biến chủng Omicron đang lan nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Hơn lúc nào hết, người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch (PCD), đặc biệt trong dịp nghỉ Tết Dương lịch sắp tới.


Cán bộ y tế thành phố Hòa Bình xét nghiệm sàng lọc đối tượng F1 liên quan đến các ca F0 cộng đồng tại xã Thịnh Minh.

Tính đến ngày 27/12, toàn tỉnh ghi nhận 1.245 trường hợp dương tính với virus SARS- CoV-2 trong đợt dịch thứ 4. Cả 10/10 huyện, thành phố đều ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng. Theo thông báo mới nhất của Sở Y tế về cấp độ dịch, toàn tỉnh có 8 địa bàn cấp huyện ở cấp độ 1; 2 huyện Mai Châu, Lương Sơn cấp độ 2. Có 4 địa bàn xã cấp độ 3, trong đó, huyện Mai Châu có 3 địa bàn (thị trấn Mai Châu, xã Pà Cò, Tòng Đậu), huyện Kim Bôi 1 địa bàn là xã Đông Bắc.

Đánh giá của ngành y tế cho thấy, nguyên nhân xuất hiện các ca lây nhiễm cộng đồng chủ yếu từ công dân vùng có dịch trở về địa phương. Cùng với đó, nhiều người chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định "5K" về phòng dịch, dẫn đến các ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Đặc biệt, tình trạng tụ tập ăn uống, hoạt động vui chơi tập trung đông người vẫn diễn ra, vì vậy, tại nhiều địa phương, khi phát hiện ca cộng đồng có rất nhiều F1, việc truy vết F1 khó khăn, gây áp lực, quá tải trong xét nghiệm đối với lực lượng y tế. Theo phân tích của ngành, dịp cuối năm, các cơ quan, đơn vị thường diễn ra hoạt động tổng kết, hội họp, kéo theo hoạt động ăn uống, liên hoan khiến việc tiếp xúc gần giữa nhiều cá nhân. Đây là nguy cơ và mầm mống cho việc lây nhiễm dịch bệnh. Mặt khác, cuối năm cũng là dịp lao động từ các thành phố lớn được nghỉ trở về quê đón Tết, người dân ở các thành phố cũng có xu hướng du lịch về các vùng ngoại thành, trong đó các điểm du lịch như Kim Bôi, Mai Châu, Lương Sơn tiềm ẩn nguy cơ lớn nếu không triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch.

Theo bác sỹ Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, dù đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh và diễn biến bệnh nặng, thậm chí là tử vong, nhất là đối với những người già, người có bệnh lý nền. Mặt khác, các bệnh nhân Covid-19 được cứu chữa khỏi nhưng cũng gánh chịu nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

"Nguy hiểm hơn, những bệnh nhân mắc Covid-19 hiện nay không có biểu hiện bệnh, dẫn đến chủ quan, không thực hiện các biện pháp phòng dịch làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người thân, gồm cả những em nhỏ chưa đến tuổi được tiêm vắc xin. Tại TP Hòa Bình, tôi đã chứng kiến cả gia đình đều là F0 cũng từ người lớn đi ra ngoài lây bệnh về cho con. Như vậy thực sự nguy hại. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là tự bảo vệ, tự phòng tránh và hạn chế tối đa việc tiếp xúc người lạ, tiếp xúc đông người" - chị Nguyễn Thị Hà (TP Hòa Bình) chia sẻ.

Tình hình dịch bệnh hiện đang diễn biến hết sức phức tạp, trong đó, nhiều tỉnh, thành phố giáp ranh với Hòa Bình. Như TP Hà Nội nhiều ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc trong ngày cao nhất cả nước. Hà Nội cũng là địa bàn lực lượng lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc rất nhiều. Hơn lúc nào hết, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi người hãy hạn chế các hoạt động tập trung đông người, sinh hoạt ăn uống không cần thiết để bảo vệ mình và xã hội.

Liên quan đến công tác PCD Covid-19, theo Ban chỉ đạo PCD Covid-19 tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 1.200 ca Covid-19, đang điều trị trên 400 trường hợp dương tính. Tuy nhiên, hệ thống y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, ca nhiễm tăng cao sẽ gây quá tải, khủng hoảng y tế. Do đó, ý thức của người dân và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa, PCD, nhất là trong các đợt nghỉ lễ, Tết cuối năm.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã ra văn bản đề nghị Chính phủ xem xét tạm dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết. Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết tuyệt đối tuân thủ đúng, đầy đủ quy định "5K" (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế và khoảng cách) của Ban Chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19.


Đinh Hòa 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục