Tính từ 16 giờ ngày 12/1 đến 16 giờ ngày 13/1, Việt Nam ghi nhận 16.725 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có thêm 26.031 ca khỏi bệnh, 206 ca tử vong.


Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh: Trung Nguyên.

Trong số các ca nhiễm mới, có 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (2.968), Bình Phước (726), Bình Định (709), TP Hồ Chí Minh (701), Khánh Hòa (677), Đà Nẵng (657), Cà Mau (599), Bến Tre (593), Hải Phòng (497), Tây Ninh (451), Đắk Lắk (417), Trà Vinh (360), Vĩnh Long (359), Bắc Ninh (346), Thanh Hóa (337), Bà Rịa - Vũng Tàu (329), Hưng Yên (324), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (290), Quảng Ngãi (276), Lâm Đồng (238), Vĩnh Phúc (215), Hòa Bình (211), Hải Dương (203), Quảng Nam (201), Bắc Giang (199), Thái Nguyên (193), Bạc Liêu (185), Hậu Giang (168), Hà Giang (162), Nghệ An (158), Bình Thuận (150), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (130), Nam Định (128), Tuyên Quang (126), Đắk Nông (123), Lạng Sơn (121), Thái Bình (121), An Giang (120), Đồng Nai (104), Sóc Trăng (101), Quảng Bình (99), Hà Nam (99), Gia Lai (93), Quảng Trị (83), Phú Yên (77), Kon Tum (76), Kiên Giang (76), Sơn La (73), Ninh Bình (69), Phú Thọ (68), Lào Cai (59), Tiền Giang (57), Điện Biên (55), Cao Bằng (50), Long An (49), Yên Bái (46), Lai Châu (44), Ninh Thuận (39), Hà Tĩnh (38), Bình Dương (24), Bắc Kạn (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Nam Định (giảm 99 ca), Khánh Hòa (giảm 95 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 71 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (tăng 416 ca), Lạng Sơn (tăng 121 ca), Bến Tre (tăng 94 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.012 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại: Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.975.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.019 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.969.294 ca, trong đó có 1.659.113 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (510.202), Bình Dương (291.804), Đồng Nai (99.069), Tây Ninh (84.070), Hà Nội (79.406).

Trong ngày 13/1, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 26.031 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.661.930 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca.

Từ 17 giờ 30 phút ngày 12/1 đến 17 giờ 30 phút ngày 13/1 ghi nhận 206 ca tử vong tại:

Tại TP Hồ Chí Minh có 19 ca trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Đắc Lắk (1), Long An (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (14), Hà Nội (13), An Giang (11), Tiền Giang (11), Bình Dương (10), Long An (10), Cần Thơ (10), Tây Ninh (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Trà Vinh (7), Bến Tre (7), Sóc Trăng (6), Kiên Giang (6), Cà Mau (4), Bắc Ninh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (3), Bình Thuận (3), Huế (2), Bình Định (2), Hà Giang (2), Phú Thọ (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Hòa Bình (2), Quảng Trị (1), Hải Phòng (1), Nghệ An (1), Hà Tĩnh (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 218 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.170 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Trong ngày 12/1, cả nước có 927.829 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 164.482.313 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.458.908 liều, tiêm mũi 2 là 71.707.029 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 14.316.376 liều.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược tiếp cận và can thiệp với bệnh nhân hậu COVID-19. Trong đó, xác định mô hình bệnh tật, triệu chứng phổ biến người bệnh gặp phải. Đồng thời, phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc người bệnh hậu COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục