Theo Bộ Y tế, 24h qua, cả nước ghi nhận thêm 12.170 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 ca nhập cảnh và 12.160 ca trong nước.


Hình minh họa

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.778), Đà Nẵng (783), Quảng Nam (735), Nam Định (541), Vĩnh Phúc (495), Hải Dương (478), Phú Thọ (470), Bắc Ninh (402), Hòa Bình (395), Hải Phòng (362), Bình Định (339), Nghệ An (325), Thái Bình (298), Thanh Hóa (295), Thái Nguyên (287), Lâm Đồng (230), Ninh Bình (209), Hưng Yên (207), Bắc Giang (197), Bình Phước (165), Hà Nam (159), Điện Biên (140), Quảng Bình (126), Gia Lai (121), Thừa Thiên Huế (118), Quảng Ngãi (106), Quảng Ninh (105), Yên Bái (103), Sơn La (98), Hà Giang (95), Lào Cai (89), Quảng Trị (88), Cà Mau (87), Tuyên Quang (86), Bến Tre (73), Phú Yên (69), Khánh Hòa (49), Đắk Nông (39), Bạc Liêu (39), Sóc Trăng (38), Kon Tum (35), Tây Ninh (33), Cao Bằng (31), Trà Vinh (29), Bắc Kạn (29), Bà Rịa - Vũng Tàu (25), Vĩnh Long (25), TP. Hồ Chí Minh (24), Đồng Tháp (19), Bình Thuận (15), Kiên Giang (14), Hậu Giang (12), Đồng Nai (12), Bình Dương (11), Cần Thơ (10), Long An (8 ), An Giang (7), Tiền Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (79), Hưng Yên (57), Đắk Lắk (56). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (161), Quảng Nam (141), Hòa Bình (137).

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.327.859 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.586 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.320.762 ca, trong đó có 2.103.096 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.414), Bình Dương (292.964), Hà Nội (145.211), Đồng Nai (99.938), Tây Ninh (88.493).

Trong ngày 5/2, có thêm 3.457 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.105.913 ca. Cả nước hiện có 2.827 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Về tiêm chủng, trong ngày 4/2, có 14.218 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 182.102.962 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.082.647 liều, tiêm mũi 2 là 74.214.941 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.805.374 liều.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục