F1 mới tiếp xúc với F0 chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3 hoặc khi có triệu chứng. F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày.

BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM khẳng định: "Việc liên tục xét nghiệm COVID-19 là điều không cần thiết.

Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay, chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3 hoặc khi có triệu chứng.

Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7.

Cách tự xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà gồm các bước sau:

- Tư thế ngồi lấy mẫu: Đầu nghiêng về phía sau 1 góc 70 độ, đưa que lấy mẫu qua lỗ mũi, đẩy sâu vào tỵ hầu, đến khi thấy có vật cản thì dừng lại. Xoay que 3 lần và giữ yên 5 đến 10 giây, nhẹ nhàng xoay và rút que ra khỏi mũi.


Minh họa cách lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh: USA today

- Nhúng đầu que lấy mẫu và ống chiết.

- Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút.

- Bóp 2 thành ống ép vào đầu que.

- Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu được càng nhiều dịch càng tốt.

- Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu.

- Nhỏ 3 giọt, tương đương với 10 microlit mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

- Đọc kết quả sau 15 phút.

+ Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C

Kết quả cho thấy không có kháng nguyên SARS-CoV2 hoặc nồng độ dưới mức phát hiện

+ Dương tính: Xuất hiện vạch chứng C và vạch kết quả T

Kết quả cho thấy mẫu bệnh phẩm có kháng nguyên SARS-CoV2

Nếu dương tính: Cần giữ bình tĩnh, báo ngay cho tổ y tế cộng đồng, y tế địa phương, cách ly, xử lý kịp thời. Không chủ quan nếu có kết quả test nhanh âm tính.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục