Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị đến nay có hơn 4.200 ca nặng; Trung bình số ca COVID-19 mới trong 07 ngày qua: 164.807 ca/ngày; Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế mở rộng thêm đối tượng F0 được điều trị, cách ly tại nhà...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.377.438 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 64.535 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.369.816 ca, trong đó có 3.269.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (838.217), TP. Hồ Chí Minh (570.931), Bình Dương (340.740), Bắc Ninh (231.613), Nghệ An (226.561).


Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế mở rộng thêm đối tượng F0 được điều trị, cách ly tại nhà...

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.807 ca/ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.271.978 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.230 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.370 ca Thở ô xy dòng cao HFNC: 430 ca; Thở máy không xâm lấn: 107 ca; Thở máy xâm lấn: 319 ca; ECMO: 4 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 84 ca; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.777.446 mẫu tương đương 81.738.760 lượt người, tăng 192.543 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.368.920 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.322.407 liều: Mũi 1 là 70.910.444 liều; Mũi 2 là 67.816.092 liều; Mũi 3 là 1.493.220 liều; Mũi bổ sung là 14.516.928 liều; Mũi nhắc lại là 28.585.723liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.513 liều: Mũi 1 là 8.748.917 liều; Mũi 2 là 8.297.596 liều.

Số ca mắc mới COVID-19 có dấu hiệu chững lại

Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 13/3 đến 16h ngày 14/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 161.262 ca nhiễm mới tại 61 tỉnh, thành phố (có 113.084 ca trong cộng đồng).

Có 41 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 từ 1.000- gần 30.000 ca/ ngày, trong đó 5 địa phương có số mắc cao nhất là: Hà Nội (29.833), Nghệ An (10.389), Bắc Ninh (7.471), Phú Thọ (6.997) và Thái Nguyên (4.979).

Về số ca mắc mới, ngày 14/3 là ngày thứ 7 số mắc mới chững lại ở mốc trên 160.000 ca. Hà Nội, địa phương có số mắc mới cao nhất nước hơn 2 tháng nay, nhưng vài ngày nay đã giảm dần và đã xuống dưới mốc 30.000 ca mới/ngày.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế: Thêm đối tượng F0 được điều trị, cách ly tại nhà

Theo Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo quyết định 604/ QĐ- BYT ngày 14/3 của Bộ Y tế, ngoài 3 tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà đã được quy định ở các hướng dẫn trước đây là:

- Người mắc COVID-19 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành, không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng nhưng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

- Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Gia tăng trẻ em mắc COVID-19

Thông tin về số trẻ mắc COVID-19 tăng trong thời gian học sinh đi học trực tiếp trở lại tại cuộc họp chiều ngày 14/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, tuần từ ngày 7-13/2 ghi nhận có 449 trẻ; tuần 14-21/2 có 6.799 trẻ; tuần 22-28/2 có 18.522 trẻ và tuần 1-7/3 có 34.202 trẻ mắc COVID-19.

Sở Y tế và Sở Giáo dục cũng đã họp, triển khai các hoạt động như hướng dẫn xử lý F0, có các kịch bản đáp ứng tùy theo điều kiện tình hình. Số trẻ mắc COVID-19 diễn tiến nặng thời gian qua không nhiều nhưng Sở đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ mắc COVID-19.

Đồng thời, để chủ động ứng phó với tình huống số mắc ở trẻ em tăng cao, mới đây, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP HCM tăng số giường điều trị tại khoa COVID-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức);

Đảm bảo công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, các bệnh viện nhi tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục