Các bậc phụ huynh có con từ 5 tuổi trở xuống đang trải qua khoảng thời gian thấp thỏm mong chờ có vaccine ngừa COVID-19 cho lứa tuổi con mình.


Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hãng Pfizer dự báo công bố kết quả thử nghiệm vaccine vào tháng 4 tới. 

Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi của Pfizer gồm 3 liều, đang trong tiến trình tăng tốc thử nghiệm. Hồi tháng 2, dường như vaccine này có thể đang trong chiều hướng được cấp phép, với việc Ủy ban tư vấn của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã lên kế hoạch nhóm họp để thảo luận về kết quả thử nghiệm. Tuy nhiên, cuộc họp này đã bị hoãn lại khi Pfizer thông báo sẽ chờ kết quả thử nghiệm liều vaccine thứ ba, dự báo sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa cao hơn. Dữ liệu thử nghiệm liều vaccine thứ ba này có thể sẽ sớm được công bố, để mở đường cho việc vaccine của hãng có thể được cấp phép sử dụng. Trước đó, Pfizer cho biết dữ liệu này có thể được công bố vào đầu tháng 4. 

Hãng Moderna cũng tham gia vào cuộc đua bào chế vaccine cho trẻ nhỏ

Trong khi phần lớn sự chú ý đang đổ dồn vào vaccine của hãng Pfizer thì trong tuần này, hãng dược Moderna thông báo trong những tuần tới sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine gồm 2 liều cho trẻ dưới 6 tuổi. Trong một dấu hiệu khả quan, hãng Moderna thông báo vaccine này có thể sinh ra phản ứng miễn dịch, tương tự như phản ứng miễn dịch ở người trưởng thành. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa lây nhiễm là khá thấp, với tỉ lệ là khoảng 44% đối với trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi và 37% đối với trẻ từ 2-5 tuổi. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia và hãng Moderna vẫn bảo vệ hiệu quả này của vaccine khi cho rằng mặc dù vaccine này không thể ngăn ngừa bất kỳ lây nhiễm nào, dù ở thể nhẹ, song mục tiêu quan trọng nhất là vaccine này có thể ngăn bệnh trở nặng, tương tự như vaccine ngừa COVID-19 cho người trưởng thành mắc Omicron, giúp ngăn bệnh trở nặng hơn là ngăn ngừa bất kỳ lây nhiễm nào.

Pfizer và Moderna đang áp dụng các chiến lược khác nhau

Một khi dữ liệu thử nghiệm của Pfizer được công bố vào tháng 4, FDA sẽ có thể so sánh vaccine 2 liều của Moderna với vaccine 3 liều của Pfizer. Liều lượng mỗi liều vaccine của Moderna nhiều hơn so với vaccine của Pfizer. Cụ thể, mỗi liều vaccine của Moderna cho trẻ nhỏ là 25 microgram, bằng 1/4 liều của người trưởng thành trong khi vaccine của Pfizer là 3 microgram, chỉ bằng 1/10 liều vaccine cho người lớn.

Theo chuyên gia về vaccine tại Đại học Johns Hopkins, William Moss, hai hãng này đang cố gắng đạt được sự cân bằng chuẩn về liều lượng vaccine sao cho đủ liều để mang lại hiệu quả trong phòng chống bệnh mà không quá liều để có thể gây ra tác dụng phụ.

Các vaccine đang cho kết quả khả quan về độ an toàn

Hiện không có "dấu hiệu cảnh báo đỏ" về độ an toàn của vaccine cho trẻ nhỏ. Hãng Moderna trong tuần này công bố kết quả thử nghiệm cho thấy mức độ an toàn đầy triển vọng, tương tự như vaccine cho người trưởng thành. Cụ thể, trong các cuộc thử nghiệm, chỉ có một tỉ lệ nhỏ ghi nhận bị sốt sau khi tiêm vaccine, và tỉ lệ rất nhỏ (0,2%) bị sốt 40 độ C, không có trường hợp nào tử vong hoặc bị viêm cơ tim. 

Có đủ nguồn cung, song cũng có sự do dự tiêm cho trẻ

Trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc thảo luận gay gắt tại Quốc hội Mỹ về nguồn kinh phí mua vaccine ngừa COVID-19, có lo ngại cho rằng chính phủ Mỹ sẽ không có đủ tiền đểmua liều vaccine thứ 4 cho những đối tượng cần tiêm mũi thứ 4. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ luôn đảm bảo đủ nguồn cung cho vaccine cho trẻ nhỏ một khi vaccine cho lứa tuổi này được cấp phép sử dụng. 

Trong tuần này,  điều phối viên chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients nêu rõ: "Chúng tôi đảm bảo nguồn cung vaccine cho trẻ dưới 6 tuổi. Chúng tôi sẽ cung cấp những vaccine này cho hàng chục nghìn điểm tiêm chủng cho trẻ trên toàn quốc mà các bậc phụ huynh biết và đặt lòng tin". 

Tại Mỹ, tỉ lệ tiêm chủng đang bị chậm lại trong nhóm trẻ đã có vaccine ngừa COVID-19, mặc dù chỉ 1/4 trong nhóm trẻ từ 5-11 tuổi đã được tiêm đầy đủ. Vì vậy, trong khi một số phụ huynh mong chờ có vaccine cho con mình thì số khác chẳng tỏ ra mấy mặn mà với vấn đề này. Chuyên gia Moss dự báo tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ thậm chí còn thấp hơn so với trẻ từ 5 tuổi trở xuống sau khi có sẵn vaccine cho nhóm lứa tuổi nhỏ nhất này.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục