(HBĐT) - Với mong muốn còn nước còn tát, gia đình đã nhanh chóng đưa cụ Trần Thị Viết, 100 tuổi ở Dân chủ, Hoà Bình nhập viện cấp cứu ngay trong đêm vì tình trạng khó thở, sốt cao do mắc Covid-19. Rất may mắn, với sự nỗ lực của các y bác sĩ và người nhà, sau một tuần điều trị, chiều 29/3, cụ được xuất viện trong tình trạng tỉnh táo, sức khoẻ tốt. Gia đình đón cụ trở về nhà trong niềm hân hoan, hạnh phúc.


Gia đình và các y, bác sĩ trong khu Điều trị bệnh nhân nặng chụp ảnh lưu niệm cùng cụ Viết trong ngày xuất viện.

Bệnh nhân nhập viện vào nửa đêm trong tình trạng tình trạng khó thở, sốt cao 39 độ, tụt huyết áp. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy hô hấp do Covid-19. Chỉ số SPO2 hạ thấp chỉ còn 75% (chỉ số oxy trong máu). Trên bệnh lý nền suy tim, tuổi cao, thể trạng gầy, già yếu và chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Bác sĩ Bùi Văn Thụ, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực 2, bác sĩ phụ trách khu Điều trị bệnh nhân nặng cho biết: Đây là một trong những ca bệnh nhiều nguy cơ với tuổi đời cao nhất điều trị tại Khu Điều trị bệnh nhân nặng từ trước đến nay. Quá trình điều trị cho bệnh nhân, điều quan trọng, đáng chú ý và cũng khó nhất, đó là vấn đề truyền dịch. Điều dưỡng thực hiện y lệnh phải  sát sao với bệnh nhân, truyền đúng, truyền đủ, tránh quá tải dịch. Đối với người cao tuổi suy tim, chỉ cần sơ suất có thể dẫn đến phù phổi cấp, nguy cơ tử vong rất cao. Bên cạnh đó, khoa cũng phải hội chẩn dinh dưỡng với Khoa Dinh dưỡng truyền đường, đạm kết hợp thở ô xy dòng cao HFNC cho bệnh nhân trong những ngày đầu nhằm tăng cường thể lực tối đa, giúp bệnh nhân chống chọi tốt với bệnh tật. Sau 3 ngày, bệnh nhân có thể chuyển ăn cháo, sữa bột dinh dưỡng, dùng kháng sinh chống viêm, chống đông và các chỉ số tốt lên từng ngày.

Bác sĩ Thụ khuyến cáo, đối với người cao tuổi vẫn nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ để dự phòng. Trường hợp đã nhiễm Covid-19 cần theo dõi sát, khi có biểu hiện khó thở, sốt, mệt nhiều nên nhập viện sớm để được điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Cụ Trần Thị Viết, sinh năm 1922, năm nay vừa tròn 100 tuổi. Việc cụ khỏi bệnh khi tuổi đời tròn một thế kỷ là niềm vui lớn đối với cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói riêng. Đồng thời, là một kỳ tích đặc biệt đối với cụ và gia đình.

Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục