Theo bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trong tuần vừa qua, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng so với tháng trước. Các trường hợp đều phải nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ. Trẻ có kèm ho và tiêu chảy.



Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc thủy đậu. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, số người mắc cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là khoảng thời gian cuối xuân đầu hè, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan. Do đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội dự báo số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 548 trẻ mắc thủy đậu, trong khi cùng kỳ 2022 có 4 ca, chủ yếu ở nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).

Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn bình phục. Tuy nhiên, khi phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một số triệu chứng cụ thể của bệnh thủy đậu người dân cần lưu ý đó là người bị nhiễm virus Varicella Zoster Herpes gây bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng sau 7-21 ngày, biểu hiện sốt, sổ mũi, đau đầu, ho nhẹ, mệt mỏi và chán ăn.

Khi có những biểu hiện trên chỉ 2-3 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt ban, chấm đỏ hồng trên cơ thể rồi mẩn ngứa. Sau đó sẽ xuất hiện mụn nước có kích thước bằng hạt đậu, có dịch đặc hoặc mủ bên trong. Những nốt mụn đó sẽ xẹp xuống, khô và đóng vảy sau 4-5 ngày tiếp theo. Nếu được điều trị tốt và kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài từ 2-3 tuần và để lại sẹo ở những vùng xuất hiện mụn, gây mất thẩm mỹ.

Virus gây thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp; giọt bắn từ mũi, miệng người bệnh; tiếp xúc trực tiếp quần áo, chăn gối của bệnh nhân; chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt, virus có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh, hoặc các dị tật. Bên cạnh đó, bệnh gây nhiều biến chứng như viêm phổi, não, điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động.

Để thủy đậu nhanh chóng mất đi thì người dân không nên chữa trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán. Trường hợp bị dị ứng với thành phần nào của thuốc hãy thông báo ngay với bác sĩ.

Đối với trẻ em sức đề kháng yếu, khi bị thủy đậu bên cạnh xuất hiện các nốt mụn sẽ kèm theo hiện tượng sốt. Vì thế, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt. Ngoài ra, có thể dùng thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine,...

Với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sử dụng thuốc kháng virus để giảm biến chứng do thủy đậu gây ra.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh.

Nếu bị thủy đậu, tuyệt đối không sờ hay gãi các nốt mụn bị phồng lên bởi mụn có thể vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan ra các khu vực khác. Không nên kiêng tắm bởi như vậy càng làm cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Hãy sử dụng nước ấm để tắm rửa. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào nốt mụn. Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan. Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Bác sĩ Trần Thị Kim Anh cho biết, thủy đậu là căn bệnh lây lan, truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn đó là thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu. Đặc biệt, đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe.

Theo thống kê, có hơn 90% người tiêm vaccine thủy đậu đã phòng tránh được bệnh. Vì thế, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình bằng cách tiêm vaccine ngừa thủy đậu.

Trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm, lau người trong phòng kín. Nếu không vệ sinh tốt, các vết phỏng dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương sâu qua lớp hạ bì và để lại sẹo.

Theo VTV.vn


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục