Những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng rõ rệt.

Diễn biến nặng chủ yếu ở trẻ sơ sinh

Trong giờ điều trị tại Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), các phòng bệnh đã chật kín hết giường; tiếng trẻ ốm khóc làm không khí càng thêm nóng bức, ngột ngạt.

Vừa bế con dỗ dành, để ý con đang phải thở oxy, chị Ngô Phương Anh (ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) lo lắng, mệt mỏi cho biết: "Bé nhà tôi nhập viện từ thứ 5 tuần trước đến nay vẫn còn chưa được ra viện. Ban đầu cháu có dấu hiệu sốt, ho, thở mệt nên gia đình cho vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám, xét nghiệm kết quả bị nhiễm virus RSV và được chuyển về Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Khi vào viện, các bác sĩ cho gia đình biết về nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, nhất là khi cháu còn quá nhỏ”.

"Tôi nghĩ cháu bị lây từ anh trai đang đi lớp mẫu giáo vì trước đó, cháu lớn cũng có biểu hiện ho sốt, nhưng nhẹ nên tự điều trị tại nhà; cháu bé ít tháng tuổi nên bị nặng hơn phải nhập viện”, chị Phương Anh cho biết.

Cũng chăm cháu nội phải nhập viện vì biến chứng sang viêm phế quản, bà Đỗ Kim Hương (ở phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Trước khi vào viện cháu tôi sốt rất cao, khoảng 40 độ và kéo dài, uống thuốc hạ sốt không hạ được nhiệt độ nên gia đình cho đi cấp cứu và phải nhập viện ngay trong đêm vì cháu đã viêm phế quản, kèm viêm họng. Sau khi được xử trí, hiện cháu tôi đã đỡ sốt, gia đình cũng yên tâm hơn”.


Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số trẻ nhập viện do mắc các bệnh liên quan đến hô hấp tăng đột biến.

Nhiều trẻ nhập viện với triệu chứng ho, sốt, viêm phổi, suy hô hấp...

Những ngày gần đây Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh liên tục tiếp nhận các trẻ nhập viện, đa số mắc bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó đáng chú ý là trẻ bị viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV).

BS. Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: "Số lượng trẻ nhập viện gần đây tăng lên đáng kể; đa số là trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt có nhiều bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp (RSV), hiện Khoa đang điều trị cho khoảng 15 bệnh nhi nhiễm virus RSV, chiếm tới  1/4 số bệnh nhân đang điều trị tại Khoa; trong đó có nhiều trẻ sơ sinh, chỉ 2- 3 tháng tuổi đã mắc và diễn biến khá nặng. Đa số các trẻ nhập viện trong tình trạng khò khè, một số trẻ đã suy hô hấp, phải thở oxy hỗ trợ”.


Bệnh do virus RSV có thể diễn biến nặng, suy hô hấp nhanh ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Bệnh diễn biến nặng rất nhanh

Theo BS. Nghiêm Thị Mai Sang, các trẻ bị suy hô hấp do virus RSV đợt này chủ yếu ở các bệnh nhi là trẻ sơ sinh; lý do trở nặng không hẳn là do trẻ đến viện muộn mà do virus này là virus có thể gây suy hô hấp rất nhanh, gây biến chứng viêm phổi sớm; đặc với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn kém.

Việc điều trị biến chứng viêm tiểu phế quản hay viêm phổi ở trẻ do virus RSV gây ra là khá khó khăn. Tuy virus RSV không phải là loại virus mới nhưng nó thường gây ra các biến chứng nặng, bệnh lý trên trẻ sơ sinh. Đặc biệt, virus này thường làm suy giảm miễn dịch của trẻ, lại chưa thuốc điều trị đặc hiệu; các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, nâng cao miễn dịch cho trẻ. Virus này cũng hay gây đồng nhiễm với các loại virus khác cũng như các loại vi khuẩn; vì vậy nhiều trẻ sẽ phải dùng thêm kháng sinh để điều trị.

Virus RSV lây rất mạnh qua các đường như: Qua dịch tiết đường hô hấp, khi trẻ sờ vào các dịch tiết có chứa virus hoặc hít phải virus bay lơ lửng trong không khí… Vì vậy, với lượng bệnh nhân đông như hiện nay, Bệnh viện phải bố trí phòng riêng để điều trị với các trẻ nhiễm virus RSV, sắp xếp các bệnh nhân có cùng bệnh lý điều trị.

Virus RSV có triệu chứng chung rất giống với nhiều bệnh đường hô hấp khác như: Viêm long đường hô hấp, ho, sốt giống triệu chứng cảm cúm thông thường; việc phân biệt với triệu chứng bị nhiễm RSV là rất khó. Vì vậy với các bé nhỏ, dưới 36 tháng tuổi, nếu trẻ có biểu hiện ho, khò khè, sốt… cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, cần phòng tránh lây nhiễm virus RSV cho trẻ bằng cách giảm cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ lây bệnh, cụ thể như: Môi trường cho trẻ chơi cần được vệ sinh sạch sẽ vì virus này bám dính trên các bề mặt khá lâu; tránh cho bé tiếp xúc với các trẻ có biểu hiện ho, khò khè; vệ sinh thường xuyên cho trẻ, nhất là bàn tay; cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác; khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho những trẻ xung quanh…


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục