(HBĐT) - Quý I/2023, trong 1.457 trẻ được sinh ra thì có 239 trẻ là con thứ 3 trở lên và ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Mặc dù tỷ lệ vẫn cao (chiếm 16,40%), nhưng đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022 và là tín hiệu vui cho ngành dân số sau nhiều năm liền tình trạng sinh con thứ 3 trở lên không giảm mà còn tăng mạnh.


Trạm y tế xã Định Cư (Lạc Sơn) được đầu tư xây mới, trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. 

Trong những năm qua, quy mô gia đình nhỏ mỗi cặp vợ chồng có từ 1-2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hòa Bình giảm còn khoảng 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng trở lại.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong 5 năm qua tăng mạnh. Nếu vấn đề này không được kiểm soát thì việc phấn đấu mục tiêu: Khẳng định đạt và duy trì mức sinh thay thế vào năm 2025 sẽ khó thực hiện. Đặc biệt, đảng viên sinh con thứ 3 có xu hướng tăng. Trong 5 năm (2018 - 2022) có 556 đảng viên sinh con thứ 3. Một số địa phương tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao như: Lạc Thuỷ 27,12%, Yên Thuỷ 22,31%, Kim Bôi21,82%, Lương Sơn 20,93%... Nguyên nhân dẫn đến việc khó kiểm soát tình trạng sinh con thứ 3 trở lên là do một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác dân số; chủ quan về những kết quả đạt được trong công tác dân số, dẫn đến lơi lỏng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số ở địa phương. Bên cạnh đó, có những trường hợp cố tình vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, chấp nhận các hình thức xử lý để sinh thêm con. Việc xử lý người vi phạm chính sách dân số chưa nghiêm, thiếu thống nhất và chưa đủ mạnh để giáo dục, răn đe. Đặc biệt, chưa có chế tài cụ thể, rõ ràng ghi trong văn bản của T.Ư, địa phương trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Còn nhiều văn bản có nội dung làm cho người dân hiểu chưa đúng, có cơ hội lạm dụng để đối phó với cơ quan, tập thể về việc vi phạm của mình.

Cũng theo Chi cục DS-KHHGĐ, hiện nay, cùng với tình hình của cả nước là quy mô dân số tương đối ổn định, công tác dân số bước sang giai đoạn mới là dân số và phát triển thì những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đa phần là cố tình chứ không phải vì chưa hiểu, chưa rõ về chính sách dân số, hoặc không phải vì có thai ngoài ý muốn/không phát hiện ra… Chủ yếu gặp ở đối tượng sinh con một bề là gái; các gia đình có kinh tế tương đối khá giả và muốn sinh thêm con; các đối tượng có ý thức kém trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, của gia đình đối với cộng đồng, xã hội… Từ đó, công tác tuyên truyền, vận động việc giảm sinh con thứ 3 trở lên cho những đối tượng này cần phải thay đổi chứ không hoàn toàn nội dung truyền thông như trước đây. Việc thay đổi tư tưởng mong có con trai không dễ, trong khi kỹ năng thuyết phục của các cộng tác viên dân số hạn chế. Kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn là kinh phí của T.Ư cấp, đã ảnh hưởng nhiều đến công tác truyền thông, vận động cũng như cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS.

Theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, để giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt, năm 2021, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 về việc xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh hai con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển ban hành Kế hoạch số 99/KH-BCĐDS, ngày 29/4/2022 về Kế hoạch kiểm tra, giám sát hỗ trợ thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021. Đây là những giải pháp tích cực, có tầm quan trọng trong giai đoạn khó khăn về giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhằm mục tiêu giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Nhiều hoạt động được triển khai thực hiện như: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và giáo dục; triển khai tích cực các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình, chính sách DS-KHHGĐ và công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm... 


Đỗ Hà

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục