(HBĐT) - Mới đầu mùa hè nhưng nắng nóng đã gay gắt nên nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới các thiết bị làm mát tăng cao. Dịp này, thợ lắp đặt, sửa chữa điều hòa làm việc hết công suất vẫn không hết việc…


Đầu hè, thợ điều hòa tất bật với công việc khi nhu cầu lắp đặt mới và sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ tăng cao. Ảnh chụp tại chung cư Sao Vàng (TP Hòa Bình).

Những ngày đầu tháng 5, Hòa Bình là một trong những tỉnh phải trải qua đợt nắng nóng khá gay gắt với nhiệt độ có thời điểm trên 400C. Thời tiết oi bức nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát của người dân tăng cao. Gia đình chị Hà, tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) sử dụng điều hòa có công suất 18.000 BTU. Từ cuối tháng 4, có thời điểm chị Hà đã phải sử dụng điều hòa. Đặc biệt, những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, chị Hà bật điều hòa cả ngày. Do chưa được vệ sinh nên điều hòa không mát như trước. Để khắc phục, chị Hà đã gọi cho thợ sửa điều hòa là mối quen từ trước. Tuy nhiên, họ báo đã kín lịch, chị phải liên hệ thêm nhiều nơi mới tìm được thợ vệ sinh điều hòa.

Đó cũng là tình cảnh chung của nhiều người dân trên địa bàn TP Hòa Bình trong thời điểm mà thợ điều hòa "làm hết giờ chưa hết việc”. Từ đầu mùa hè đến nay, anh Nguyễn Hồng Quân, chủ một cửa hàng điện tử, điện lạnh trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình) và 3 nhân viên của cửa hàng làm việc hết công suất. Đầu mùa nắng nóng là thời điểm cửa hàng của anh Quân bận rộn nhất trong năm. Anh Quân cho biết, mấy hôm trở lại đây, bình quân mỗi ngày anh lắp mới  4 - 5 điều hòa nhiệt độ cho các khách hàng. Bên cạnh đó, cửa hàng còn nhận sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa cũ nên cả 4 người đều phải căng sức làm việc. "Những hôm nắng nóng gay gắt, mặc dù nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng chúng tôi không thể đáp ứng hết được. Mấy hôm nay, tranh thủ thời tiết dịu hơn, mấy anh em tập trung đi lắp đặt mới cũng như bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa cho khách hàng theo lịch đã hẹn từ trước”, anh Quân cho biết.

Theo anh Quân, hiện nay, giá điều hòa nhiệt độ rẻ hơn so với trước, sản phẩm đa dạng của nhiều thương hiệu khác nhau. Do đó, nhiều hộ thay vì sử dụng các loại quạt điện thông thường, nay chuyển sang lắp điều hòa nhiệt độ. Hiện nay, có những thương hiệu mới tung ra sản phẩm với giá chỉ hơn 5 triệu đồng nhưng cũng được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến. Ngoài kinh doanh các loại điều hòa mới, cửa hàng của anh Quân còn bán điều hòa đã qua sử dụng, giá rẻ hơn một nửa. Loại phổ thông nhất đã qua sử dụng chỉ có giá từ 2,5 - 3 triệu đồng.

Khảo sát thực tế tại một số cửa hàng điện máy trên địa bàn TP Hòa Bình, thời điểm này các điện máy đều tung ra nhiều chương trình khuyến mại. Như một điện máy lớn thuộc phường Đồng Tiến đang giảm giá nhiều sản phẩm từ 10 - 25%, hỗ trợ mua trả góp lãi suất 0%, khi mua hàng được tặng vật tư (như dây điện từ dàn lạnh đến dàn nóng, miễn phí ống đồng, ống nước), miễn phí công lắp đặt, tặng 2 lần vệ sinh máy lạnh miễn phí trong vòng 1 năm kể từ ngày mua hàng. Chị Thanh, nhân viên cửa hàng điện máy cho biết, cao điểm, có ngày điện máy bán ra trên 20 bộ điều hòa nhiệt độ. Với số lượng như vậy, hầu như thợ không thể lắp đặt xong hết trong ngày. Do đó phải hẹn khách sang ngày hôm sau, chưa kể nhiều thợ còn phải đi bảo dưỡng điều hòa định kỳ cho khách hàng.

Theo dự báo, mùa hè năm nay khá khắc nghiệt nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát sẽ tăng cao. Với thợ điều hòa, từ tháng 5 - 7 là thời gian bận rộn nhất trong năm. Công việc làm ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên vô cùng vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng giúp họ có được nguồn thu nhập cao. 

Viết Đào


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục