Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, thành phố vừa ghi nhận thêm một nữ bệnh nhân 20 tuổi (ở huyện Quốc Oai) tử vong liên quan đến sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 11/9, thành phố đã ghi nhận ba ca mắc sốt xuất huyết tử vong.

Nữ bệnh nhân 20 tuổi mắc bệnh ngày 28/8 với triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau người, tự mua thuốc uống tại nhà. Ba ngày sau, gia đình có mời nhân viên y tế tư nhân đến nhà truyền dịch. Bệnh nhân đỡ sốt nhưng người vẫn mệt. Kết quả xét nghiệm tại Văn phòng Medlatec phố huyện - thị trấn Quốc Oai cho thấy, nữ bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết Dengue NS1. Đến 5 giờ ngày 3/9, bệnh nhân có biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi, được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai. Đến 22 giờ ngày 3/9, tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được điều trị tích cực, đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu, duy trì thuốc vận mạch nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân đã tử vong ngày 4/9.

Trước đó, trên địa bàn thành phố hai ca tử vong đã được đã ghi nhận liên quan đến sốt xuất huyết gồm nam bệnh nhân (19 tuổi, ở quận Hà Đông) và nữ bệnh nhân (45 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm).


Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết nội trú tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN

Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng và đã ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn lơ là, chủ quan trong công tác phòng và điều trị bệnh. Từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố ghi nhận 8.362 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó có ba ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 520/579 xã, phường, thị trấn. So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng gấp 4 lần; số ca tử vong tương đương. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 599 ổ sốt xuất huyết; trong đó còn 200 ổ dịch đang hoạt động tại 27 quận, huyện.

Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới. Trước tình hình đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đề nghị, tại các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn cần xác định việc loại trừ các ổ bọ gậy là yếu tố căn cơ, cốt lõi để tăng cường tổng vệ sinh hàng tuần, xây dựng phong trào vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp tại gia đình, khu dân cư, khu đất trống, đền chùa, khu vực xây dựng, trường học... Khi phát hiện sốt cao liên tục, người dân cần báo ngay cho trạm y tế hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục