Trong dịp tết, ta có thể bị một số rối loạn thông thường như: cảm sốt, khó tiêu đầy bụng, ho, táo bón, tiêu chảy, nôn ói… Nên mua một vài loại thuốc thông thường để trong tủ thuốc gia đình hoặc để ở nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào (không nên để trong buồng tắm vì sự ẩm ướt làm cho thuốc mau hỏng), đặc biệt trẻ con không tìm cách lấy thuốc được.

Trong tủ hoặc nơi để thuốc, để dễ tìm thuốc, ta nên sắp thành ba loại đặt ở ba chỗ khác nhau:


1. Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng. Thuốc này cần để riêng trong bao bì có ghi loại thuốc gì, dùng như thế nào.

2. Loại thuốc thường dùng:

– Thuốc giảm đau, hạ sốt: nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ con (nếu dùng aspirin nên ghi: “dành cho người lớn”). Cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan. Không nên dùng paracetamol trước khi uống rượu.

– Thuốc trị dị ứng đồng thời trị ho: có một số thuốc dạng xirô như xirô Théralène, xirô Phénergan làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; thuốc trị ho loại viên có chứa codein (Néo-codion, viên Eucalyptine) chỉ dành cho người lớn.

– Thuốc trị tiêu chảy: nên có gói Oresol để bù nước và chất điện giải, có thuốc là chất hấp phụ như than hoạt (Carbotrim) hoặc smetite (Smecta); riêng thuốc làm liệt nhu động ruột (Apo-loperamid) chỉ nên dùng cho người lớn.

– Thuốc trị táo bón: Khi phân quá khô cứng nên có thuốc bơm glycerin vào hậu môn (Rectiofar), nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng Duphalac (hoặc Sorbitol…), thuốc tẩy nhuận kích thích mạnh như Apo-bisacodyl chỉ dành cho người lớn.

– Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: có thể trữ thuốc kháng acid chống đầy hơi (Kremil-S hoặc Simelox…) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày trị no lâu (Motilium-M). Có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hoà với nước ấm uống làm giảm chứng khó tiêu.

– Thuốc trị nôn ói: Dùng trong dịp tết đi chơi xa bị say tàu xe. Có thể dùng thuốc chống nôn dạng uống như: diphenhydramine (Nautamine) hoặc dimenhydrinate (Dramamine), cinnarizine (Stugeron). Lưu ý uống đúng liều lượng và nên uống 30 phút trước khi lên tàu xe. Với miếng băng thuốc dán sau tai là Scopolamine TTS, nên dán sáu tiếng đồng hồ trước khi tàu, xe chạy.Lưu ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ dăm ba ngày, nếu triệu chứng không đỡ phải đi khám ở bác sĩ.

3. Loại thuốc dùng ngoài (chủ yếu trị các chấn thương phần mềm): Povidine (bôi sát trùng), nước ôxy già (eau oxygénée), cồn 700, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, mũi, tai…

Đối với thuốc uống, nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn. Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì, nên giữ lại bản hướng dẫn sử dụng thuốc nếu có.

Xin lưu ý, tất cả các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và nhãn ghi rõ tên thuốc, hạn dùng và thường xuyên theo dõi, nếu thuốc quá hạn, phải thay thuốc mới.

 

                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục