Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Trong đó khó thở thanh quản là một trong những bệnh được đặt trong tình trạng cấp cứu.

Cha mẹ phải nắm rõ diễn biến bệnh của con

Hiện nay tình hình trẻ nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên, nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công tác điều trị. Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ.

Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực. Bên cạnh đó trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng.

Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ người ta chia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.

Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi nói, khóc, nhưng tiếng ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.

Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.

Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã...), tim mạch, da tái vã mồ hôi...

Lý do khó thở ở trẻ

Trong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tính thường là do những nguyên nhân như: dị vật đường thở, đây là do trong quá trình ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nào đó bị rơi vào thanh quản. Trường hợp này rất hay gặp, nhất là khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung; Viêm thanh quản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn( H.influenza, streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất là virut cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut); Những trẻ bị còi xương và nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.

Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanh quản, dị dạng sụn thanh quản (trong những trường hợp này trẻ sẽ có tiếng thở rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹp thanh quản mạn tính ( do hậu quả của chấn thương hoặc hẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm sinh...). Khó thở mạn tính còn do papillone thanh quản, đó là loại u nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soi thanh quản.

Bệnh có thể phòng ngừa được

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử  dụng các loại thuốc khác nhau.

Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục