Không ít người dân giật mình khi mới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông báo kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàng loạt gia vị nấu cà ri, bò kho... nhiễm chất độc hại, có khả năng gây ung thư. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, có hàng trăm các loại gia vị, hương vị được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay không được kiểm soát.

 

Không ít gia vị độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường.

Màu công nghiệp thành... gạch cua

Trong vai người nội trợ đi tìm hiểu kỹ thuật nấu bún riêu cua để bán hàng ăn sáng, chúng tôi lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho liền nhận được chỉ dẫn: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu.

Tại sạp C.P., bà chủ sạp nhanh nhẹn giới thiệu nào là hương thịt bò, thịt gà, cà ri... với lời chỉ dẫn: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi thịt bò hầm nhé, cứ là ngọt lừ”. Bà còn lôi ra một bình nhựa khoảng 250ml đề nhãn bên ngoài là “hương thịt bò” có xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Đối diện sạp C.P., một quầy đầy ắp hương liệu bày biện lấn ra cả vỉa hè cũng ghi chi chít các loại phẩm màu thực phẩm, hóa chất công nghiệp...

Ngay phía trước quầy, một thanh niên đang chiết xuất loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5 gram. Chúng tôi hỏi bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế... “Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi tiếp. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì mất 300.000 - 400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 100.000 đồng thôi. Chỉ chấm đầu đũa vào bột rồi cho vào nồi bún riêu là nổi váng gạch cua liền”.

Ghé qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều chủ sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có. Tại sạp 181 C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông nhỏ. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở Kim Nga với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là gia vị nấu phở của hãng Nam Ấn cũng với các thành phần như trên. Tuy nhiên, khi mở bịch gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày...

Truy tận gốc những cơ sở vi phạm

Ngày 25-2 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã công bố 4 cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn TPHCM vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi bán gia vị thực phẩm chứa chất Rhodamine B, một hóa chất gây ung thư, được sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm. Đó là những gia vị nấu bò kho hiệu Kim Nga (ngày sản xuất 10-1-2010, HSD 10-1-2011);  bột bò kho hiệu Kim Nga (NSX 20-1-2010, HSD 20-1-2011); sa tế khô hiệu Kim Thành (không có NSX); bột điều xay (không nhãn, không NSX, HSD)... Dư luận không khỏi rùng mình vì hầu như những loại gia vị nói trên được cho vào bún bò, cà ri, bún riêu, hủ tiếu và hàng trăm loại thức ăn khác.

Trao đổi với Báo SGGP, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TPHCM cho rằng những loại gia vị bán trôi nổi trên thị trường thường được làm thủ công, không rõ thành phần và xuất xứ. Những loại gia vị này cũng rất ít khi được các chủ cơ sở đăng ký công bố chỉ tiêu chất lượng mà tự phân phối ra thị trường. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Thanh tra Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại quận huyện truy tận gốc các cơ sở sản xuất để xử lý nếu vi phạm; kiểm tra và tịch thu những loại gia vị bày bán trên thị trường không rõ xuất xứ.

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục