Thời tiết chuyển sang xuân có nhiều loại côn trùng sinh sôi phát triển. Trong số này có các loại côn trùng có cánh hay bay từ các vùng có cây cối vào các nơi có đèn chiếu sáng. Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với các phần của côn trùng như bụi phấn từ cánh côn trùng hoặc chất tiết. Viêm da tiếp xúc cũng xảy ra khi tiếp xúc gián tiếp với côn trùng qua dây phơi, quần áo, khăn...

Ngay sau khi tiếp xúc da ở chỗ tiếp xúc trực tiếp sẽ bị đỏ lên, sưng nề, thành các vệt như bị cào hoặc các đám mụn nước, mụn mủ bé li ti. Đôi khi bị trợt ra và chảy dịch chảy mủ ở vùng trung tâm vết tổn thương. Tổn thương ở vùng mắt có thể làm mi mắt sưng nề, mắt híp lại, đôi khi phải vài ngày sau mới mở mắt ra được. Bị tổn thương ở vùng nách có thể gây trợt nhiều hoặc loét sâu qua lớp thượng bì. Nếu bạn gãi hoặc sờ tay vào chỗ tiết dịch rồi lại sờ tay lên mắt hoặc vùng da khác sẽ làm tổn thương da lây lan thêm. Nếu dây dịch tiết sang da người khác nhất là các em bé sơ sinh thì cũng làm em bé bị lây bệnh. Thường thì bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở vùng da bị tổn thương, nếu loét và nhiễm trùng có mủ thì sẽ rất đau. Đôi khi có ngứa nhẹ từng lúc. Các dấu hiệu đau rát hoặc ngứa đa số không ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân và một số bác sĩ không thuộc chuyên khoa da liễu có thể nhầm lẫn với bệnh zona. Zona là do virus varicella gây nên, virut làm tổn thương vỏ bọc các dây thần kinh và gây nên các mụn nước và bọng nước. Sự khác biệt giữa zona và viêm da tiếp xúc côn trùng được phân biệt dựa vào các dấu hiệu sau. Zona chỉ bị tổn thương da ở một bên của thân thể, chỗ mà đoạn dây thần kinh chi phối bị virut xâm nhập và rất đau, đôi khi giật nhoi nhói từng cơn, đau có thể còn lan toả ra các vùng lân cận tổn thương da. Viêm da tiếp xúc do côn trùng thì tổn thương bị bất kỳ ở vùng da nào mà tiếp xúc với côn trùng, thường hay bị cả hai bên thân thể, không đau nhiều, không bị giật nhói nhói từng cơn và chỉ có cảm giác bỏng rát tại vị trí bị tổn thương da.

Tổn thương da trong viêm da tiếp xúc côn trùng.

Chăm sóc da: Khi có biểu hiện viêm da do tiếp xúc bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường được. Không xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối hoà loãng ngày 2 lần.

Thuốc trị: Khi tổn thương da chảy nước, sưng nề thì bôi hoặc đắp các dung dịch như nước muối 9 phần nghìn, dalibour, eryfluid... Khi tổn thương da khô hơn thì bôi các thuốc có chứa kháng sinh và cortison như eumovate, fucicort, gentrison... Toàn thân uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlorpheniramin... Nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sưng tấy nhiều làm đau rát đặc biệt tổn thương ở vùng mắt thì có thể uống một đợt corticoid liều trung bình trong 3-5 ngày. Dùng corticoid bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp để lại vết thâm kéo dài vài tháng. Để phòng tránh vết thâm thì trong lúc bệnh cấp tính nên chiếu tia laser He-Ne phối hợp từ 5-10 ngày để giảm viêm nhanh và hạn chế để lại vết thâm. Sau khi khỏi nếu tổn thương ở trên mặt thì nên tránh nắng từ 10-14 giờ để tránh thâm. Nếu vẫn bị vết thâm phải bôi các chế phẩm có chứa  hydroquinon 2%, cream vitamin E để làm sáng da.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục