Trâu, bò thả rông có nguy cơ lây lan dịch lở mồm long móng.

Trâu, bò thả rông có nguy cơ lây lan dịch lở mồm long móng.

(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND tỉnh đã công bố dịch lở mồm long móng ghép tụ huyết trùng tại xã Đồng Nghê huyện Đà Bắc. Để phòng chống dịch có hiệu quả, các cấp, ban, ngành và nhân dân cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch.  Phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Thanh Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin ông cho biết tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh hiện nay?

 

Ông Lương Thanh Hải: Tại huyện Cao Phong ngày 13/2/2010 (Tức 30 tết âm lịch), theo báo cáo của Trạm Thú y huyện, dịch lở mồm long móng đã xảy ra tại xóm Mừng, xóm Rú 3 thuộc xã Xuân Phong làm cho 11 con trâu bị mắc bệnh. Sau đó lây lan sang hơn 20 con trâu. Bằng các biện pháp chống dịch, đến ngày 22/2/2010, tình hình bệnh lở mồm long móng gia súc tại Cao Phong đã tạm thời được khống chế và không lây lan thêm. Hiện nay những con bị bệnh đã khỏi.

 

Tại huyện Đà Bắc, ngày 16/2/2010 (tức mồng 3 tết), theo báo cáo của thú y viên xã Đồng Nghê, một số trâu, bò của xóm Mọc đã có biểu hiện lở mồm long móng gia súc. Trạm thú y đã cho cử cán bộ trực tiếp lên kiểm tra và phát hiện 16 con trâu có triệu trứng của bệnh lở mồm long móng. Qua kiểm tra thực tế, Chi cục Thú y đã gửi mẫu đi kiểm tra và kết luận: 3/6 mẫu có vi rút lở mồm long móng. Đàn trâu bò ốm chết là do bệnh lở mồm long móng ghép tụ huyết trùng gây ra. Hiện nay, tình hình bệnh đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp có chiều hướng lây lan mạnh ra diện rộng. Đã có 47 con trâu, 4 con lợn bị nhiễm bệnh trong đó 8 con trâu bị chết.

 

PV: Hiện nay tỉnh ta đã triển khai những biện pháp phòng dịch như thế nào?

 

Ông Lương Thanh Hải: Vừa qua, UBND huyện Cao Phong đã chi 80 triệu đồng từ quỹ dự phòng huyện cho việc phòng dịch Lở mồm long móng tại xã Xuân Phong. Nguồn kinh phí này huyện đã mua 5.000 liều vác xin tiêm phòng cho đàn gia súc xã Xuân Phong, Thu Phong, Đông Phong, Tân Phong, Yên Lập. Thành lập chốt kiểm dịch kiểm tra kiểm soát việc mua bán vận chuyển trâu bò và các sản phẩm không có nguồn gốc vào địa bàn.

 

Tại huyện Đà Bắc đã triển khai tiêm phòng hơn 200 liều vắc xin lở mồm long móng và hơn 100 liều vắc xin Tụ huyết trùng ở xóm Mọc xã Đồng Nghê. Ngày 10/3 Chi cục đã cấp cho huyện 1000 liều vắc xin lở mồm long móng để tiêm phòng cho vùng đệm. Cấp 496 lít thuốc tiêu độc khử trùng trong vùng có dịch. Sau khi công bố dịch chúng tôi lập dự toán tổ chức tiêm thêm 18 nghìn trâu bò tại huyện Đà Bắc để phòng dịch.

PV: Triệu chứng của gia súc bị bệnh LMLM như thế nào, thưa ông?

Ông Lương Thanh Hải: Thời gian ủ bệnh thường 3-8 ngày, triệu chứng đầu tiên là con vật sốt cao 40 - 41OC, sữa giảm đột ngột ở những con đang cho sữa, con vật ủ rũ và bỏ ăn. Khoảng một ngày sau, mụn nước phát triển ở chân (kẽ móng, quanh gờ móng và bướu gót chân), ở niêm mạc miệng (lưỡi, lợi, môi và chân răng) và đầu vú. Mới đầu mụn nước nhỏ (1-2cm đường kính) nhưng nhanh chóng to ra và nổi lên bề mặt có màu trắng, những mụn này có thể hợp lại với nhau. Khoảng một ngày sau nữa, mụn nước vỡ chảy ra dịch màu vàng rơm và tạo nên các vết loét thô đau ở miệng (con vật chảy nhiều nước bọt, lúc đầu trong, lỏng sau đục tạo thành sợi). Khi mắc bệnh, con vật ăn ít hoặc bỏ ăn do viêm miệng, thường hay chép miệng. Mụn nước ở kẽ móng chân vỡ ra, vi khuẩn xâm nhập làm chân đau, đi lại khó khăn, biểu hiện què. Nếu bị nặng, móng chân có thể bị long ra, con vật không đi lại được, buộc phải loại thải. Mụn nước ở lỗ đầu vú gây viêm vú. Đối với con vật đang cho sữa có thể mất hẳn sữa.

PV: Bệnh này thường lây lan bằng con đường nào? Và mức độ nguy hiểm của bệnh đến đâu?

 

Ông Lương Thanh Hải: Bệnh lở mồm long móng là bệnh do vi rút gây ra có thể lây lan sang người. Theo cảnh báo của WHO (tổ chức y tế thế giới) thì bệnh Lở mồm long móng được liệt vào dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan nhanh. Tốc tốc độ lây 70km/ngày. Như buổi sáng xuất hiện ở Hoà Bình có thể buổi chiều xuất hiện ở Hà Nội. Bệnh lây lan qua đường không khí, nước tiểu, phân… bằng giao thương qua con đường giao thông. Vào thời điểm này nhiều bà con nông dân cần đến sức kéo để sản xuất. Do vậy, dịch bệnh xảy ra trong thời gian này làm mất sức kéo bà con, giảm sản lượng thịt trâu bò.

 

PV: Người dân trong và ngoài vùng bị dịch cần làm những gì để phòng chống dịch? 

 

 Ông Lương Thanh Hải: Đối với những hộ trong vùng dịch cần nhốt tất cả trâu bò để chăm sóc tại gia đình không cho chăn thả. Hàng ngày tiến hành quét dọn phân rác, chất thải xử lý bằng phương pháp chôn đốt (có rắc vôi bột hoặc phun thuốc khử trùng). Mỗi ngày phun thuốc khử trùng tiêu độc 2 lần bằng thuốc sát trùng toàn bộ khu vực có dịch. Cần lưu ý các hộ có trâu bò bị dịch, bãi chăn thả đường giao thông và phương tiện tiếp xúc với gia súc bị bệnh. Theo dõi chặt chẽ diến biến ổ dịch và khu vực quanh ổ dịch. Cấm bán chạy vận chuyển trâu bò, cấm tự động giết mổ trâu vò không có sự quản lý của cơ quan thú y trong vùng dịch.

 

Đối với những hộ dân ngoài vùng dịch hạn chế giao lưu với vùng đang có dịch. Không ăn trâu bò bị bệnh. Khi phát hiện trâu bò có triệu trứng bị bệnh thì báo ngay cho cơ quan thú y. 

 

                                                                                  Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục