Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…

Thai phụ cần thay đổi nếp nghĩ, trong quá trình mang thai chỉ siêu âm là đủ, mà cần phải khám phụ khoa định kỳ, kịp thời phát hiện sớm viêm nhiễm để được điều trị, tránh nguy hiểm cả cho mẹ và con

8 lần siêu âm trong 4 tháng vẫn mất con

Lấy chồng được gần 1 năm mới có thai nên không chỉ chị Linh (Hà Đông, Hà Nội) mà cả gia đình hai bên nội ngoại đều mừng. Vì thế, ngoài “chiến dịch” tẩm bổ cho bà bầu, gia đình liên tục giục con dâu đi siêu âm xem thai nhi phát triển như thế nào, thằng cu hay cái hĩm, có bất thường gì không…


Vậy là sau muộn kinh 1 tuần, cô đi siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa. Rồi lại theo lịch hẹn của bác sĩ, 7 tuần đi siêu âm lại xem có tim thai chưa. Bác sĩ hẹn tiếp khi thai 12 tuần đi siêu âm màu để chẩn đoán được các dị tật (nếu có) nhưng được 10 tuần Linh lại đi siêu âm tiếp vì muốn xem con lớn như thế nào rồi. Vì thế, khi thai vừa tròn 12 tuần thì Linh đã siêu âm tới 4 lần.

Ở tuần 12, thỉnh thoảng Linh thấy ở âm đạo “ục” ra tí nước, khi nhiều, khi ít nhưng chị nghĩ là són tiểu. Tuy nhiên sau đó một tuần, từ vùng kín bắt đầu chảy ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đáng lẽ phải đi khám phụ khoa, nhưng lại chỉ vội vàng đi siêu âm xem em bé có bị ảnh hưởng làm sao không. Rồi khi hỏi kiến của mẹ, bà bảo phụ nữ mang thai ai mà chẳng viêm nhiễm phụ khoa do đi tiểu tiện nhiều, đừng dại uống, đặt thuốc gì hại con, nên chị chỉ duy trì siêu âm mỗi tuần một lần.

Tình trạng “són tiểu” vẫn liên tục, ngày càng tăng cho đến một ngày, khi thai nhi được hơn 16 tuần, đang ngồi xem ti vi, chị bỗng thấy nước “ục” ra từ âm đạo, ướt tràn qua băng vệ sinh hàng ngày, tràn xuống chân. Hoảng sợ, gia đình vội đưa chị tới viện cấp cứu. Nhưng dù cố hết sức, các bác sĩ đã không thể cứu được thai nhi do chị bị vỡ ối khi thai còn quá nhỏ.

Một trường hợp khác, liên quan tới bệnh lý sùi mào gà khi mang thai như do tâm lý sợ nhỡ tái phát bệnh sẽ phải bỏ thai nên thai phụ tuyệt nhiên không đề cập tới bệnh lý với bác sĩ siêu âm, cũng không quay lại khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ phụ khoa.

Khi đến ngày chị chuyển dạ sinh con, khám tử cung, bác sĩ phát hiện thấy một vài nốt tổn thương nhỏ quanh môi âm đạo đã chỉ định mổ đẻ, nếu không những tổn thương tại âm hộ, âm đạo do các nốt sùi mào gà này có thể gây chảy máu khó cầm, gây tổn thương âm đạo, hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây nhiễm bệnh.

Điều trị phụ khoa không ảnh hưởng đến thai nhi

BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (TTYT Lao động Bộ NN&PTNT) cho biết, rất nhiều thai phụ luôn có tâm lý ngại điều trị phụ khoa trong quá trình mang thai vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bà cũng từng gặp trường hợp bệnh nhân mang thai 7 tuần bị viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung, xét nghiệm bạch cầu, tạp khuẩn đều ở mức cao nhưng nhất quyết không chịu đặt thuốc, chỉ dùng lá trà xanh rửa hàng ngày vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Đến khi khí hư ra quá nhiều, có mùi khó chịu, lại thêm tình trạng đau, ngứa, rát, sưng nề nơi âm đạo… thai phụ này mới quay lại khám và đặt thuốc.

“Lẽ ra ở giai đoạn sớm, khi tình trạng viêm nhẹ mà thai phụ đặt thuốc chỉ cần từ 3-5 ngày là khỏi, nhưng lần này, tình trạng viêm nặng, thai phụ phải vừa kết hợp uống, vừa phải đặt thuốc đến 12 ngày cho ổn định tình trạng viêm. Còn sau đó, sau sinh thì sản phụ mới có thể chữa dứt điểm tình trạng viêm lộ tuyến”, BS Dung nói.

Vì thế, BS Dung khuyến cáo thai phụ nên đi khám phụ khoa trong quá trình mang thai và nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Bác sĩ luôn tính toán lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất, nên thai phụ có thể yên tâm điều trị, tránh tình trạng sợ đặt thuốc gây hại đến con, dẫn đến việc viêm nhiễm nặng, đến lúc không thể giữ nổi thai nhi do vỡ ối, sẩy thai…

Như trường hợp của bệnh nhân Linh nêu trên, nếu được điều trị tình trạng viêm âm đạo ngay từ đầu, chắc chắn sẽ không xảy ra nguy cơ vỡ ối khiến không thể giữ được thai nhi. Vì viêm nhiễm từ âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lên trên, ăn mòn màng ối khiến màng ối càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén.

Còn những thai phụ mà từng bị sùi mào gà, thì họ hoàn toàn có mang thai khi tại âm đạo không còn những nốt sùi hay bất cứ tổn thương nào. Nhưng những sản phụ này cần ghi nhớ, phải tái khám phụ khoa theo lời dặn của bác sĩ. Vì với người nhiễm virus HPV, dù đã được điều trị hết triệu chứng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối trong máu người mẹ có còn virus này hay không. Rất có thể nó biến mất hoàn toàn, nhưng cũng có thể nó lui vào thời kỳ ổn định, chờ đợi cơ hội là bùng phát.

Việc khám định kỳ sẽ phát hiện sớm tổn thương còn mọc lại hay không. Nếu không may trong quá trình mang thai mà bệnh tái phát thì người mẹ sẽ được điều trị tích cực trước sinh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho con.

Bác sĩ Dung khuyến cáo, việc khám phụ khoa là rất quan trọng trước khi mang thai và cả thời kỳ thai nghén vì nếu có viêm nhiễm sẽ được kịp thời chữa trị, giảm nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé. Vì thế, dù trước khi mang thai không bị viêm nhiễm, thì mỗi lần khám thai, chị em cũng cần phải khám phụ khoa, đặc biệt là khi có hiện tượng ra khí hư nhiều, ngứa, rát vùng âm đạo.

 

                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục