Có rất nhiều gia đình không chỉ ở thành phố mà ở cả nông thôn đều mua cho trẻ chiếc xe tập đi từ rất sớm. Có nhiều trường hợp dù chưa biết đứng, bé đã được đặt vào chiếc xe này, ban đầu được xem như cái ghế đồ chơi để bé chịu ăn bột. Một thời gian sau đó khuyến khích và tập cho bé di chuyển trong xe. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trẻ em dùng xe tập đi bị ngã do xe lao rất nhanh, lăn xuống bậc thềm hoặc cầu thang.

Nguy cơ chấn thương từ xe tập đi là vấn đề quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM, tiếp nhận 12 - 15 trường hợp trẻ bị tai nạn từ xe tập đi, chủ yếu ở trẻ 6 - 12 tháng tuổi. Thương tích thường gặp là chấn thương tay, sọ não, bỏng hoặc đa chấn thương.

 Chỉ nên cho trẻ vào xe tập đi trong thời gian ngắn.Ảnh: Minh Họa

Cần biết rằng sự phát triển của trẻ theo một trình tự tự nhiên là mẫu phát triển bình thường, chẳng hạn khi trẻ lật sấp là lúc chuẩn bị cho khả năng ngồi, khi đã ngồi vững thì trẻ sẽ học bò, khi trẻ hoạt động nhịp nhàng đôi chân bò đi, đó là bài tập rèn luyện hai chân để bé sẵn sàng cho giai đoạn tập đi. Như vậy, trẻ sẽ đi khi trẻ đã sẵn sàng để đi, có nghĩa là trẻ đã có đôi chân đủ mạnh, đôi bàn chân vững chắc, có khả năng kiểm soát thăng bằng. Để có được những khả năng này, hãy cho trẻ trải nghiệm các hoạt động bò, đứng, đi theo cách cổ điển, chắc chắn rằng trẻ sẽ biết đi đúng thời gian của trẻ.

Trong khi đó, thiết kế của xe tập đi không tạo thuận lợi cho kiểu đi bình thường. Trong xe tập đi, trẻ có khuynh hướng ngồi trên miếng lót đỡ khung chậu và dùng các đầu ngón chân để đẩy xe đi. Như vậy, trẻ không có cơ hội để hai bàn chân đứng chịu sức, cơ hội cho hai đầu gối co duỗi kiểu bước đi cũng không xảy ra. Không ít trường hợp trẻ chậm phát triển, khi sử dụng xe tập đi, trẻ vẫn không cải thiện được chức năng đi. Ví dụ mới đây, một bé 18 tháng tuổi đến Khoa Phục hồi chức năng với lý do chưa biết đi mặc dù mẹ bé đã cho bé vào xe tập đi rất sớm lúc 7 tháng tuổi.

Các nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ có con nhỏ không nên ỷ lại vào xe tập đi. Thay vào đó, chỉ cho trẻ vào xe tập đi thời gian ngắn, khi trẻ đã chập chững biết đi nên tạo cơ hội cho trẻ có những hoạt động bò, vịn đứng lên... Luôn để mắt đến trẻ, đừng bỏ trẻ một mình vì trẻ dễ gặp tai nạn với xe tập đi. Nên làm cửa chặn ở các đầu cầu thang, bậc tam cấp vì bánh xe tập đi trơn dễ đẩy trẻ đi xa khó kiểm soát làm trẻ dễ bị ngã và chấn thương. Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ lại gần bếp, vật dụng nóng khi trẻ ngồi trên xe tập đi. Không để trẻ ở gần nhà vệ sinh, hồ nước, thùng nước.

                                                                               Theo báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục