Bệnh Thủy Đậu còn gọi là bệnh Trái rạ hay Phỏng rạ do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em.

 

90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắc bệnh Thủy đậu đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là những tàn tích để lại khi những bỏng rạ đi qua – đó là Sẹo.

Những mục tiêu tấn công của đội quân Virus gây bệnh Thủy đậu

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Khoảng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em.

Trẻ sơ sinh, trẻ chưa chích ngừa hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi nhiễm Thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc lại lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Mặc khác, bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con khi mẹ mang thai bị nhiễm Thủy đậu.

Virus phát tán mầm bệnh như thế nào?

Trẻ bị Thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc... các vi-rút sẽ phát tán trong không khí. Khi chúng ta hít vào thì con vi-rút theo vào cơ thể sinh sôi thành “tập đoàn” hoặc khi tiếp xúc gần với mụn nước của trẻ đang bệnh cũng có thể bị lây nhiễm. Thậm chí, bệnh có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi của bạn… có chứa vi-rút gây bệnh. Thủy đậu rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa.

Những tàn tích còn lại khi virus đi qua

Biến chứng phổ biến nhất của Thủy đậu là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể dẫn đến Sẹo ngoài da, đặc biệt là trên mặt sẽ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, còn có những biến chứng nghiêm trọng khác như viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị Thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.

Các Bà mẹ cần làm gì?

Các bà mẹ thường lo lắng bệnh sẽ để lại Sẹo vĩnh viễn trên da, làm xấu trẻ. Tuy vậy do các biện pháp chăm sóc tại nhà không đúng cách như tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió, bôi phấn rơm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước gây biến chứng nhiễm trùng; hoặc tự ý dùng thuốc có chứa corticoids thường làm bệnh nặng thêm.

Thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do vắc-xin chưa kịp có tác dụng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Sản, Nhi, trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa Thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên & người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị Thủy Đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi dịch bùng phát.

Liều tiêm ngừa chia làm 2 nhóm tuổi: từ 12 tháng đến 12 tuổi chích 1 liều. Cũng có thể chích thêm 1 liều vắc-xin Thủy đậu nữa để gia tăng hiệu quả bảo vệ tối đa cho trẻ, tránh bị mắcThủy đậu dù trẻ đã được tiêm ngừa 1 liều vắc-xin trước đó do miễn dịch của trẻ với Thủy đậu giảm theo thời gian & khi dịch bùng phát quá lớn. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở đi chích 2 liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần.

 

                                                                            Theo DanTri

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục