Bệnh nhân điều trị rối loạn ăn uống tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Bệnh nhân điều trị rối loạn ăn uống tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nhợn ói hoặc ói vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí cả khi mới ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn

 

Nhiều người từng được thầy thuốc xác định là bị rối loạn ăn uống nhưng bệnh này là gì và có phòng ngừa được hay không vẫn ít người chịu tìm hiểu.


Chưa rõ nguyên nhân


Nguyên nhân rối loạn ăn uống hiện chưa rõ hoàn toàn nhưng thực tế bệnh xảy ra nhiều hơn ở người bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, sống trong gia đình có người bị nghiện ma túy, người chịu nhiều áp lực của xã hội về dáng vẻ bề ngoài (giới ca sĩ, người mẫu, các vận động viên thể dục dụng cụ, học viên và diễn viên múa...).

Thanh, thiếu niên tiếp xúc với các hình ảnh người mẫu, ca sĩ, thần tượng ngày càng mỏng manh về mặt hình thể cũng dễ bị ám ảnh bởi ý tưởng phải hạn chế sự tăng cân mà dẫn đến mắc bệnh. Hai dạng rối loạn ăn uống thường gặp là chán ăn tâm thần và cuồng ăn tâm thần.

Phát hiện sớm, dễ điều trị


Phát hiện sớm rối loạn ăn uống khi chưa có những hậu quả trên sức khỏe và các rối loạn chưa quá trầm trọng thì việc điều trị dễ dàng hơn.


Cụ thể với chứng chán ăn tâm thần, người bệnh lúc nào cũng thấy mình quá béo và bị ám ảnh đang tăng cân cho dù cơ thể đang suy dinh dưỡng nặng; thường tự nhịn ăn, đặc biệt không dám đụng tới những thức ăn nhiều béo, bột, đường, khẩu phần ăn có khi chỉ còn vài loại rau, trái cây và nước lọc; tập thể dục rất nhiều và hay uống thuốc nhuận trường để mong giảm cân thêm, hậu quả là suy dinh dưỡng, loãng xương, hạ thân nhiệt, mất ổn định hệ tim mạch theo tư thế, thường xuyên chóng mặt, yếu, mệt, ngất và có thể tử vong.


Với chứng cuồng ăn tâm thần, người bệnh cũng bị ám ảnh cân nặng nhưng không thể kiềm chế được thèm ăn nên thường ăn uống liên tục, sau đó có cảm giác tội lỗi và tìm cách tống thức ăn ra ngoài bằng cách móc họng cho ói, dùng thuốc xổ hoặc lao vào tập thể dục thái quá. Hậu quả là mất ổn định tim mạch theo tư thế, rối loạn thăng bằng, phì đại các tuyến nước bọt.


Để phòng ngừa rối loạn ăn uống, vai trò của xã hội, nhất là của các phương tiện thông tin đại chúng là rất quan trọng. Hiện đã có hình ảnh các diễn viên, người mẫu không còn quá mỏng manh, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, cần phải tuyên truyền, mới có nhiều người hiểu và nhận thức rõ giới hạn của cân nặng và chiều cao bình thường, không bị ám ảnh quá mức, kiêng khem quá mức mà dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc bị các rối loạn khác.

Không ép trẻ ăn quá mức


Với trẻ nhỏ, rối loạn ăn uống hay xảy ra sau một ấn tượng xấu liên quan đến ăn uống như bị ép ăn quá mức, ăn quá đơn điệu; món ăn gợi nhớ lại một kỷ niệm buồn, một ám ảnh sợ hãi như phỏng, đau, sặc... Biểu hiện thường ở 2 dạng sợ ăn do tâm lý và ói do tâm lý. Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nhợn ói hoặc ói vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn. Lúc đầu trẻ chỉ sợ một vài món, sau đó sẽ sợ ăn và chuyển dần đến suy dinh dưỡng và bị các biến chứng của suy dinh dưỡng. Trẻ mắc chứng cuồng ăn sẽ dễ bị kích động, ưa bạo lực.


Việc thay đổi hợp lý các món ăn, thay đổi môi trường ăn thích hợp, ăn đúng phương pháp, không ép ăn quá mức và ăn đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Phụ huynh của trẻ bị chán ăn và ói do tâm lý cũng cần được tư vấn kịp thời.

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục