Ngay sau khi PV đăng liên tiếp các bài viết (17 và 18-4) phản ánh tình trạng giá thuốc trong bệnh viện bán cao hơn bên ngoài nhiều lần, các trò phù phép đẩy giá thuốc được hãng dược “ảo thuật” trắng trợn, nhiều bạn đọc, người bệnh đã bày tỏ sự bức xúc. Trong khi đó, ngày 19-4, trả lời PV, lãnh đạo các bệnh viện cho rằng thuốc bệnh viện bán đúng giá và đấu thầu đúng quy trình. Còn thuốc bên ngoài là thuốc trôi nổi nên giá rẻ.

 

Bệnh nhân vẫn tin tưởng vào nhà thuốc bệnh viện mà ít quan tâm đến giá thuốc. Ảnh: Q.CHI

Đấu thầu đúng quy trình?

BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết, ngay khi SGGP đăng thông tin giá thuốc Travinat 500mg tại bệnh viện này bán 15.400 đồng/viên nhưng bán lẻ bên ngoài chỉ 13.000 đồng/viên, lãnh đạo bệnh viện đã cho rà soát lại từ khâu tổ chức đấu thầu. Theo đó, giá trúng thầu là 14.000 đồng/viên. “Như vậy thì đâu có đắt, thậm chí bệnh viện chẳng có lợi nhuận”, BS Minh nói.

Tính ra, với giá bán lẻ nói trên, bệnh viện vẫn có lãi 10%, và đương nhiên đắt hơn nhiều nếu so sánh với giá bán lẻ bên ngoài.

BS Minh cũng cho biết, đã tường trình với lãnh đạo Sở Y tế và đang yêu cầu khoa dược của bệnh viện kiểm tra lại xem có loại thuốc nào giá cả đấu thầu chưa hợp lý, chưa đúng quy trình để xử lý. “Phần lớn thuốc trong bệnh viện là thuốc đặc trị, thông qua các thủ tục đấu thầu rõ ràng chứ không thể nói muốn bán giá bao nhiêu thì bán”, BS Minh giải thích….

Trong khi đó, lãnh đạo BV Nhi đồng 2 TPHCM cũng đã được Sở Y tế yêu cầu giải trình về việc đã bán thuốc giá quá cao so với bên ngoài.

Như SGGP phản ánh, bệnh viện bán thuốc Fixcap-DT 100mg với giá 6.600 đồng/viên, trong khi theo đơn khiếu nạn và  xác nhận của người nhà bệnh nhân thì hiệu thuốc bên ngoài bán chỉ có 2.000 đồng/viên. Tức là thuốc Fixcap-DT 100mg của BV Nhi đồng 2 đã cao gấp 3,5 lần.

BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi đồng 2, cho biết thuốc Fixcap-DT 100mg được đấu thầu và Công ty dược Hạnh Nhật đã trúng thầu với giá 6.000 đồng/viên. “Các bệnh viện khác cũng trúng thầu với giá 6.000 đồng/viên. Vậy giá bán 6.600 đồng là hợp lý”, BS Tuấn nói. BS Tuấn cũng cho rằng, giá thuốc bán bên ngoài rẻ hơn thì nhiều khả năng là thuốc trôi nổi!

Hiện thuốc vào bệnh viện đều qua đấu thầu và liệu quy trình này có minh bạch hay không là một vấn đề cần nói đến. Một thành viên hội đồng đấu thầu của một bệnh viện cho biết, khi mở thầu bệnh viện có hội đồng xem xét loại thuốc nào hồ sơ đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp sẽ duyệt. “Nhưng với cả ngàn danh mục thuốc, đâu phải thuốc nào cũng được duyệt đúng chuẩn.

Chưa kể Ban giám đốc bệnh viện đã “duyệt trước” một số loại thuốc. Hoặc hội đồng đã duyệt rồi nhưng sau đó thay đổi hồ sơ. “Ai mà biết”, vị này nói.

Quá lãi!

Thực tế thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốc trong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn nhiều giá bán lẻ bên ngoài. Đó là một nghịch lý đè lên vai người bệnh bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ.

Cách nay 2 năm, năm 2008, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện với nội dung chính là quy định thặng số bán lẻ (thặng số lãi). Theo đó, trị giá thuốc dưới 1.000 đồng có thặng số lãi tối đa 20%, từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng là 15%.

Tương tự là mức 10% đối với các thuốc trị giá từ trên 5.000 đồng đến 10.000 đồng, 7% với thuốc trị giá trên 100.000 đồng đến 1 triệu đồng và 5% với thuốc trên 1 triệu đồng. Như vậy, lãi của nhà thuốc bệnh viện đã được đưa vào khung.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, những khung lãi đó vẫn quá cao đối với người bệnh, trong khi chi phí vận hành của một nhà thuốc đã được nhà nước bao từ điện nước, mặt bằng, kinh phí đầu tư, và cả trả lương cho dược sĩ.

“Vậy thì không cớ gì thặng số lãi của nhà thuốc bệnh viện lại cao như vậy. Giả sử một người bệnh mãn tính, quanh năm dùng thuốc, nhất là thuốc đặc trị đắt tiền thì khoản lãi 5%-7% cộng vào cũng đủ… chết”, một chuyên gia y tế nói. Hơn nữa, liệu các cơ quan quản lý có thường xuyên thanh kiểm tra để biết rằng nhà thuốc bệnh viện có bán đúng thặng số lãi hay không?

Bên cạnh việc định khung thặng số lãi, Bộ Y tế còn cho phép các bệnh viện được tự liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài để kinh doanh nhà thuốc bệnh viện. Sự cởi mở này khiến không ít bệnh viện hiện nay câu kết với các doanh nghiệp bên ngoài đưa thuốc vào nhà thuốc bệnh viện bán mà không qua đấu thầu.

Chẳng hạn, có những loại thuốc không nằm trong danh mục đấu thầu sẽ được bệnh viện liên kết với doanh nghiệp bên ngoài đưa vào kê toa cho bệnh nhân. Và lúc đó, giá cả sẽ được 2 bên “tung-hứng” lên… đội trần.

Tường Lâm

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TPHCM xung quanh phản ánh của dư luận về tình trạng thuốc tăng giá liên tục trong thời gian qua, về tình trạng cấp giấy chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt (GPP), về việc bệnh viện bán thuốc giá cao hơn bên ngoài, và các chiêu bài “làm giá” thuốc hiện nay của các doanh nghiệp dược...

Trước đó, Thanh tra Bộ Y tế cũng vừa có yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/TP cùng  thanh tra sở và các cơ quan chức năng liên quan triển khai thanh - kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn dược và quản lý giá thuốc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trên địa bàn. Các địa phương cần thiết lập đường dây nóng kịp thời tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân về vấn đề này.

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục