Gãy xương đùi do tai nạn, thay vì chỉ băng bó rồi về, anh Thu phải nằm viện gần một tháng để điều trị tổn thương dây thần kinh, do đã đặt chân bị thương không đúng tư thế lúc đến bệnh viện bằng xe máy.

 

Các bác sĩ xác định, tai nạn không làm ảnh hưởng dây thần kinh ở chân, mà nguyên nhân là người đưa bệnh nhân đến bệnh viện đã quá cố gắng đỡ phần đùi gãy khiến máu tụ và bắp chân bị sưng nề làm thần kinh bị chèn ép.

"Trường hợp này nếu nằm trên băng ca, được bác sĩ hướng dẫn tư thế cố định chân, việc tổn thương thần kinh đã không xảy ra", một bác sĩ nói.

Gọi cấp cứu 115 để được chăm sóc đúng chuyên môn, người bệnh sẽ giảm nguy cơ tử vong. Ảnh: An Quí.

Theo bác sĩ khoa cấp cứu của các bệnh viện Trưng Vương, 115, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình... tại TP HCM, tình trạng người bệnh chưa quá nghiêm trọng trở thành nặng, hoặc có thể được cứu sống thì lại không kịp nữa, là không hiếm. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp này là do không được xử trí đúng chuyên môn trên đường nhập viện, cũng không nhận định được tình trạng bệnh cảnh phù hợp với thế mạnh của bệnh viện nào để nhập viện cho đúng.

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ cũng cho biết không ít lần tiếp nhận người bệnh phản ứng dữ dội khi những người đưa mình đến bệnh viện cứ bấu vào chỗ bị thương mà khuân. "Không ít bệnh nhân được đặt nằm luôn trên xe xích lô, xe ba bánh với tư thế gây nặng hơn cho tổn thương. Xương từ nứt trở thành gãy", một bác sĩ nói.

Bị tai biến mạch máu não, thay vì người nhà gọi điện thoại cấp cứu để được đưa đến bệnh viện chuyên khoa, một bệnh nhân ở quận 2 lại được gia đình dùng xe nhà chở lòng vòng tìm nhà thương. Hậu quả, bệnh nhân tử vong. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, trường hợp này nếu gọi ngay xe cấp cứu thì khả năng cứu sống là rất cao.

Một bệnh nhân khác bị hôn mê sau đột quỵ, thay vì đưa đến các bệnh viện có thế mạnh về xử trí tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, người nhà lại chuyển đến một viện ở gần nhà. Tình trạng thiếu kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị của bệnh viện này khiến sức khỏe bệnh nhân không tiến triển. Đến khi chuyển viện thì bệnh nhân đã tổn thương não gây liệt toàn thân vĩnh viễn.

Chị Hoa nhà ở quận 4, bị ngã cầu thang đập đầu. Nghi chấn thương sọ não nhưng người nhà cứ nhất quyết khẳng định, "bệnh này chỉ có Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là chữa giỏi nhất" nên gọi xe đưa đến bệnh viện này. Sau hơn 30 phút làm thủ tục, cuối cùng bệnh nhân cũng được chuyển đến một bệnh viện khác chuyên khoa hơn.

Thống kê từ Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cũng cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu bằng phương tiện tự túc, nhiều người bị biến chứng do quá trình vận chuyển. Trong khi đó, đường dây nóng cấp cứu 115 ở TP HCM do chính bệnh viện này phụ trách mỗi ngày chỉ nhận khoảng 30 trường hợp gọi đến.

Tiến sĩ Đỗ Quốc Huy, Tổng thư ký Hội Hồi sức cấp cứu TP HCM thừa nhận, thành phố có 15 xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu Ngoại viện 115, Bệnh viện Trưng Vương, so với dân số hơn 8 triệu người là quá ít. Song số xe cấp cứu này chưa bao giờ hoạt động hết công suất.

Khảo sát của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2009 cho thấy, lý do khiến người bệnh ngại gọi xe cấp cứu 115 vì sợ tốn kém, số khác ngại mất thời gian hơn tự đi và không ít người không biết phải gọi số điện thoại nào khi có vấn đề sức khỏe.

Trên thực tế, theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng khoa Ngoại viện, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, chi phí xe cứu thương qua điện thoại 115 chỉ 5.000 đồng một km, rẻ hơn so với cước taxi. "Đó là chưa kể đến việc người bệnh được chuyên chở bởi xe cấp cứu chuyên dụng có các thiết bị hồi sức cấp cứu như máy thở, máy hút đàm nhớt, máy phá rung tim dùng trong trường hợp ngưng tim ngưng thở, thuốc cấp cứu và sự chăm sóc của các bác sĩ", bà Mai nói.

Còn theo Tiến sĩ Huy, không chỉ trực tiếp cấp cứu với những trường hợp bệnh nhân ở quận xa gọi về, với chức năng được Sở Y tế TP HCM giao, tổng đài 115 của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương sẽ điều động lực lượng từ các bệnh viện quận huyện ở gần nhất đến xử lý.

"Việc gọi cấp cứu khá đơn giản, nếu người bệnh hoặc người gặp nạn đang ngụ tại TP HCM, thì chỉ cần nhấn điện thoại trực tiếp 115 mà không cần gõ mã vùng. Cước điện thoại hoàn toàn miễn phí", ông Huy hướng dẫn.

 

                                                                      Theo VnExpress

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục