Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM Lê Trường Giang (bìa phải) khảo sát 
tình hình dịch bệnh tại xóm ghe, quận 7 - TPHCM, nơi vừa có hai cha con mắc tả

Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM Lê Trường Giang (bìa phải) khảo sát tình hình dịch bệnh tại xóm ghe, quận 7 - TPHCM, nơi vừa có hai cha con mắc tả

Nguy cơ bệnh tả lây lan từ ổ dịch ở Campuchia sang VN rất lớn nhưng biện pháp phòng chống tại nhiều tỉnh, thành phía Nam còn rất hời hợt

 

Trước diễn biến dịch tả đang có nguy cơ bùng phát, ngày 21-4, tại TPHCM, Bộ Y tế đã triệu tập đại diện ngành y tế của 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam để triển khai công tác phòng chống.

Theo quy định của Bộ Y tế, trong việc xét nghiệm vi khuẩn bệnh dịch, yêu cầu năng lực của các trung tâm y tế dự phòng ở địa phương phải xác định được 14 loại vi trùng gồm: tả, lỵ trực trùng, thương hàn, dịch hạch, E.coli, lao, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu, Leptospira, Brucella, trực khuẩn than. Tuy nhiên, theo Viện Pasteur TPHCM, năng lực xét nghiệm và phòng chống bệnh tả hiện nay của một số địa phương chưa thể đáp ứng vì nhân lực yếu và thiếu, trang thiết bị xét nghiệm bị “trùm mền” hoặc dùng sai mục đích.


Theo TS Nguyễn Thị Phương Lan, phụ trách labo vi khuẩn đường ruột Viện Pasteur, qua kiểm tra giám sát phòng chống tả do viện thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 tại 5 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy năng lực xét nghiệm xác định vi trùng bệnh tả của các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện ở những địa phương này vẫn còn nhiều bất cập, nhất là các cơ sở y tế ở tuyến dưới. Qua khảo sát ở tuyến tỉnh cho thấy các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch tả rất hời hợt, qua quýt.


Các chuyên gia y tế cho rằng trong thời điểm này, ngoài thực phẩm, nguy cơ lây bệnh tả qua nguồn nước tự nhiên rất cao. Bác sĩ Lê Vinh, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho biết qua khảo sát tại 8 tỉnh, viện đã phát hiện 60,7% mẫu nước, thực phẩm bị uế nhiễm vi sinh. Theo TS Nguyễn Thị Phương Lan, kết quả xét nghiệm nguồn nước sông và mồi tôm (phương pháp mới) tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cho thấy môi trường sinh thái bị xáo trộn dễ dẫn đến xuất hiện phẩy khuẩn tả.


Đại diện ngành y tế tỉnh An Giang cho biết hiện tỉnh này chưa ghi nhận thêm ca mắc tả nào mới nhưng nguy cơ lây bệnh từ ổ dịch tả ở Campuchia qua sông đầu nguồn Tắc Trúc và sông Châu Đốc vào VN là rất lớn vì người dân còn thói quen đi tiêu trực tiếp xuống sông. Xét nghiệm mẫu nước lấy từ sông Tắc Trúc đã cho kết quả “dính” vi trùng tả; trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 7.000 học sinh qua lại khu vực giáp ranh này.


TS-BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng hiện nay việc giám sát các ca bệnh tại nhiều địa phương còn yếu, vì vậy cần tăng cường năng lực giám sát. Khi có dịch tả xảy ra, các địa phương phải xử lý ngay thay vì trông chờ kết quả xét nghiệm từ Viện nPasteur TPHCM.

Khó chống vì thiếu tiền


Bác sĩ Nguyễn Văn Lê, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh, cho biết tỉnh này đang gặp khó khăn về kinh phí cho các hoạt động phòng chống bệnh tả. Tương tự, theo ông Phan Vân Điền Phương, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang (giáp ranh biên giới ổ dịch tả có 300 người mắc của Campuchia), tỉnh có 9 xã giáp ranh với Campuchia, người dân ở đây sống xen kẽ với nhau nên nguy cơ lây lan bệnh tả là rất lớn. Ngành y tế An Giang đã  phối hợp với cơ quan y tế của Campuchia để ngăn chặn nhưng vì kinh phí có hạn nên việc phối hợp này có thể không kéo dài lâu.

 

                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục