Tại buổi làm việc của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội với đại diện ngành y tế TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố phía nam, các đại biểu cũng kiến nghị nhiều ý kiến nhằm bình ổn giá thuốc

 
Các đại biểu cho rằng, nên tập trung quản lý 500 loại thuốc thông dụng để bảo đảm nguồn cung và giá cả hợp lý đối với những mặt hàng này. Ðồng thời, nên tập trung quản lý công tác đấu thầu thuốc ở các cơ sở khám chữa bệnh công  lập vì nơi đây tập trung 85% các đối tượng dùng thuốc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý, không cần thiết và khuyến khích việc sử dụng thuốc nội, nhất  là  với   những  bệnh thông thường. Một biện pháp hiệu quả  để  bình ổn giá thuốc mà các đại biểu kiến nghị là tăng cường sử dụng thuốc nội vì giá thuốc nội rẻ hơn rất nhiều lần so với thuốc ngoại nhập, chất lượng không thua gì so với các sản phẩm thuốc ngoại cùng loại. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện đã tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thuốc ngoại. Do đó, cần phải thay đổi thói quen tiêu dùng, nhất là tâm lý chuộng hàng ngoại. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, với khoảng 90% số nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước là nhập khẩu, thì muốn bảo đảm ổn định giá thuốc, Nhà nước cần có chiến lược dự trữ nguyên liệu để ổn định từ giá nguyên liệu. Một biện pháp khác là các bệnh viện tăng cường việc kiểm soát kê đơn làm sao để tiết kiệm chi phí cho người bệnh...


Có ý kiến cho rằng, nên đưa ra quy định về giá tối đa để dễ quản lý việc tăng giá thuốc. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì việc này không mang tính khả thi, vì lượng thuốc trên thị trường rất lớn, với hơn 22 nghìn mặt hàng, các sản phẩm đều khác nhau về hàm lượng, hoạt chất, quy cách đóng gói, nhà sản xuất... nên việc đưa ra giá tối đa là rất khó thực hiện. TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Quản lý Dược (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Trên cơ sở công tác quản lý giá thuốc thời gian qua, ngành y tế sẽ phối hợp các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp để từng bước quản lý giá mặt hàng này ngày một tốt hơn. Ðầu tiên sẽ là quản lý chặt giá ngay từ khi thuốc nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện nay theo quy định của Pháp lệnh giá, Luật Dược..., Nhà nước quản lý giá theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ðối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và khi thay đổi giá phải được kê khai lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền... Tuy nhiên, quy định này đang có sơ hở. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi nhập khẩu thuốc chỉ khai báo giá CIF (giá nhập khẩu tại biên giới, cảng biển Việt Nam) với cơ quan hải quan rồi đưa ra thị trường bán. Cơ quan quản lý giá thuốc chỉ tiến hành hậu kiểm, vì mỗi số đăng ký thuốc kéo dài ba đến năm năm, nên nhiều khi phát hiện sai phạm thì thuốc cũng hết thời hạn. Một vấn đề nữa là giá CIF mà doanh nghiệp khai báo cũng không được kiểm chứng, đôi khi đã bị "làm giá". Ðây chính là kẽ hở để doanh nghiệp hợp lý hóa giá thuốc ở mức cao. Chính vì vậy, Cục quản lý Dược đang xây dựng một phần mềm quản lý liên thông giữa y tế và hải quan để kiểm soát giá thuốc vào Việt Nam và giá thuốc tại các nước ngay trước khi khai báo tại hải quan.


Tình trạng độc quyền ở một số sản phẩm tân dược, biệt dược cũng như việc mua bán thuốc lòng vòng, chiết khấu hoa hồng... cũng sẽ có những biện pháp ngăn chặn, sẽ sửa đổi một số quy định trong Luật Dược để ngăn chặn những hiện tượng đó. Ngoài ra, ngành y tế tính đến phương án đặt ra thặng số đối với những nhóm thuốc có giá bất hợp lý, dự kiến khoảng 100 - 200 hoạt chất được sử dụng nhiều và danh sách này sẽ xem xét và thay đổi hằng năm. Quản lý thặng số sẽ quản lý giá thuốc đến tận khâu bán lẻ và đấy là cơ sở để việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt. Hệ thống phân phối thuốc lòng vòng sẽ tự triệt tiêu và giá thuốc sẽ không bị đẩy lên cao.


Giá thuốc vẫn phải tuân thủ theo các quy luật cung cầu như các hàng hóa khác trên thị trường. Ðáng chú ý, thị trường dược phẩm nước ta còn phụ thuộc 90% nguyên liệu là nhập khẩu, hơn 50% số thuốc sử dụng phải nhập khẩu. Các yếu tố đầu vào khác như: tỷ giá ngoại tệ, giá xăng, dầu, điện, nước... cũng tác động đến giá thuốc. Do vậy, việc bình ổn giá thuốc không phải sử dụng các biện pháp hành chính, mà phải bảo đảm sự bình ổn chung, bảo đảm đủ thuốc đáp ứng điều trị, không để tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lý và tăng giá đồng loạt...
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục