Trời nắng nóng, miền Bắc hứng nhiều dịch bệnh

Trời nắng nóng, miền Bắc hứng nhiều dịch bệnh

Những ngày này, thời tiết oi nóng cùng với độ ẩm cao khiến cho nhiều người đổ bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Các bệnh về đường hô hấp, sốt virus, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1, H1N1 và tiêu chảy cấp có khuẩn tả đang có nguy cơ bùng phát cao. Tại các bệnh viện ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, số người tới khám và điều trị các bệnh mùa hè tăng vọt

 

Phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương, mới đầu giờ sáng đã đông nghịt trẻ nhỏ, người lớn ngồi vạ vật chờ tới lượt khám. Tiếng kêu khóc của trẻ bệnh cùng với thời tiết nóng bức khiến không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu.

BS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 1.200 trẻ tới khám và điều trị, thậm chí có ngày tới 2.000 trẻ, chủ yếu mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy. Đặc biệt, nhiều trẻ bị sốt virus được đưa tới viện trong tình trạng sốt tới 39-40 độ, dẫn tới co giật.

Một số bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội như Xanh Pôn, Bạch Mai cũng rơi vào tình trạng quá tải trẻ em tới khám bệnh. Bác sĩ Hoàng Minh Thu, Trưởng Khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhi, trong đó khá nhiều trẻ bị sốt cao, kèm theo các triệu chứng như viêm đường hô hấp, đau đầu, mệt mỏi.

Trong số trẻ nhập viện có không ít trường hợp được gia đình tự điều trị bằng kháng sinh nên khi nhập viện trẻ bị thêm bệnh tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh.

Thời điểm này, nhiều bệnh viện đa khoa ở phía Bắc cũng phải tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân là người lớn mắc các bệnh về đường hô hấp và sốt virus. Theo bác sĩ, người lớn khi có triệu chứng sốt do virus, cần cảnh giác với với sốt xuất huyết và viêm não vì các biến chứng nguy hiểm khác như liệt, viêm tai giữa, viêm phổi có thể xảy ra nếu điều trị không đúng.

Ở miền Bắc cũng đang ghi nhận nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết, trong đó chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có trên 150 trường hợp. Bên cạnh đó, cúm A/H1N1 tiếp tục rải rác người mắc, trong khi cúm gia cầm và cúm A/H5N1 trên người vẫn rình rập. Đáng lo ngại hơn, sau một số địa phương phía Nam, thì gần đây ở miền Bắc đã có 4 địa phương ghi nhận có dịch tả là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng và Hải Dương. Qua điều tra dịch tễ tại một số địa phương, cơ quan chức năng đã phát hiện khuẩn tả có trong cả một số nguồn nước, khiến cho dịch bệnh nguy hiểm này khó kiểm soát.

Theo TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện nay thời tiết miền Bắc đang bước sang hè, trời nóng bức cùng độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên người phát triển mạnh, nguy cơ bùng phát dịch cao. Để chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời điểm giao mùa, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, cả người lớn và trẻ nhỏ khi có các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy cần chủ động, nhanh chóng tới cơ sở y tế để khám, tuyệt đối không nên tự mua thuốc để điều trị.

 

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục