Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm

Liên tục trong hơn một tuần qua, lượng thịt heo bán ra tại các chợ ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đã sụt giảm từ 30% - 70%. Đỉnh điểm sụt giảm là ở Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên.


Cá - gà - bò lên hương


Chị Hoàng Thị Hoa (chủ quầy thịt heo tại chợ Chờ, tỉnh Bắc Ninh) tâm sự: “Heo tôi nhập về toàn loại khỏe mạnh vậy mà chẳng ai hỏi mua. Từ hơn tuần nay, mỗi ngày tôi chỉ bán được vài cân”. Chị Hoa cho biết trước tình cảnh này, nhiều hàng thịt heo ở chợ Chờ phải chuyển đổi hoặc bán thêm nhiều loại thực phẩm khác để duy trì thu nhập.

Cùng cảnh như chị Hoa, chị Chi (chủ hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết trong gần một tuần trở lại đây, lượng thịt heo bán ra đã giảm 50% và chưa khi nào người dân Hà Nội lại sợ thịt heo như đợt này.

Chị Chi đã phải nhập thêm mỗi ngày 20 con gà thịt để bán bù vào phần thịt heo bị ế. Ngược với cảnh thịt heo ế khách, thịt bò, gà, cá và nhiều  loại thực phẩm khác lại được tiêu thụ mạnh.



Chị Chi (chủ cửa hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải nhập thêm gà để bán bù vào phần thịt heo bị ế


Những loại thực phẩm này bán ra ở chợ đều tăng từ 30% - 70% so với ngày thường. Tình trạng “né” thịt heo không chỉ xuất hiện ở các bếp ăn gia đình mà đã lan sang các bếp ăn tập thể của nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học.


Chị Nguyễn Kim Anh (phụ trách bếp ăn của một công ty cơ khí ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cho biết từ 2 tuần nay, thực đơn hằng ngày đã loại món thịt heo và thay bằng các thực phẩm khác.

Theo chị Anh, dù sử dụng các loại thực phẩm khác như gà, cá, bò sẽ đắt hơn thịt heo từ 40%-70% nhưng để bảo đảm sức khỏe cho cả trăm công nhân nên công ty phải thêm chi phí. Cùng với thịt heo sống, các thực phẩm chế biến từ thịt heo như giò, chả, thịt heo quay, nem chua, ruốc, mắm tép chưng thịt... cũng vắng khách, với lượng bán ra giảm từ 50%-60%.


Tuyệt đối không ăn tiết canh heo


Trước tình trạng người dân lo ngại về sự an toàn của thịt heo, ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi chọn mua và sử dụng những loại thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, không có mùi tanh hoặc mùi kháng sinh... Thịt heo có bệnh cũng rất dễ nhận biết vì tím tái, đặc biệt khi nấu chín thường ra nước, ăn không ngon và nhìn không hấp dẫn như thịt heo khỏe mạnh.


Theo ông Năm, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh và các món gỏi, tái, nem chua... được làm từ heo, kể cả chế biến từ thịt các con vật khác như gia cầm, bò, cừu, dê, chó... vì liên cầu khuẩn có thể lây sang các con vật này.

Mặc dù bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn là hai bệnh hoàn toàn khác nhau và liên cầu khuẩn mới là bệnh có thể lây trực tiếp từ heo sang người nhưng nhiễm tai xanh cũng là điều kiện để heo bị nhiễm liên cầu khuẩn.

 

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục