Đá cây được phơi ra trên phố đầy bụi bặm, vi khuẩn.

Đá cây được phơi ra trên phố đầy bụi bặm, vi khuẩn.

Chứng kiến cảnh làm đá cây, cảnh mua bán đá cây, đá viên hẳn nhiều người trong số chúng ta không khỏi lo sợ về những cốc trà đá, mía đá... từng uống những ngày đầu hè này.

Hà Nội đã bắt đầu vào hè, nắng nóng bao trùm lấy người dân thủ đô. Lúc này đá lạnh hòa tan vào những ca bia, ly nước ngọt, cốc trà đá, nước dừa, nước mía… là giải pháp hữu hiệu nhất làm dịu tan đi cơn khát.

“Đá cây sạch” được bán trên… đường đầy bụi

Dạo qua một vòng quanh khu vực Bạch Mai, có thể thấy vị trí mà các hàng bán đá cây “toạ lạc” quả là đắc địa. Bên cạnh đường phố đông đúc, bụi bặm, và ngay sau lưng là công trình đang thi công dở, các quầy bán đá cây vẫn thi nhau bày đá trần trên vỉa hè. Quán nào cũng trưng ra biển hiệu “Đá cây sạch, đá viên tinh khiết”. Thực tế có sạch và tinh khiết không thì chưa thể kiểm chứng được nhưng nội cái việc bày bán đá vệ đường mà không hề có sự che đậy thì cũng đủ thấy những cây đá ấy không đảm bảo vệ sinh. Nhác thấy chúng tôi, chị chủ quán một hàng đá cây đối diện nhà số 526 Bạch Mai đon đả mời chào: “Đá cây của bọn chị là đá cây sạch, làm bằng nước máy, an toàn và vệ sinh lắm”. Tuy nhiên, điều quan trọng là chẳng có ai chứng nhận lời chị nói là thật cả.

"Đá cây vỉa hè" trên đường Trường Chinh.

Ở ngã tư Trường Chinh - Giải Phóng (52 Trường Chinh), ngay trước quán phở bò lại là một hàng bán đá cây “sạch” khác. Đá ở đây cũng “ở trần” và chỉ được lót sơ sài bởi một tấm giấy trắng. Không rõ những cây đá “sạch” này “ngự” trên vỉa hè từ bao giờ mà nước đã thấm ướt giấy. Nước bẩn từ nền vỉa hè cũng có cơ hội thẩm thấu qua mảnh giấy mục vào cây nước đá “sạch”.

Khi được hỏi về giá cả, chị chủ quán nhanh nhẹn: “Em lấy bao nhiêu, muốn đá cây có mà đá viên cũng có, đá cây thì 25 nghìn/cây to loại 50 cân. Đá viên thì sạch hơn, 5 nghìn/ túi loại 5 cân”. Khi chúng tôi thắc mắc là liệu đá cây có dùng để uống không, chị khẳng định: “Ôi dào, uống tốt em ạ, các chủ quán nước người ta vẫn mua về bán cho khách đấy thôi”.

Rời Trường Chinh để đến với khu vực đường Láng, chúng tôi lại bắt gặp cảnh tượng bày bán đá cây, đá viên ngay trước cổng “Công ty thoát nước số 6”. Các cây đá ở đây có vẻ “vệ sinh” hơn khi được bọc trong những bao tải màu nâu xỉn, hoặc các túi ni-lon lớn màu trắng đục. Tuy nhiên khi có khách đến mua hàng, người chủ không ngại ngần dùng tay không bê đá và chặt đá bán ngay giữa nền vỉa hè, bên dưới chỉ lót lớp bao tải mỏng.

Chuyển đá cây đến khách hàng - những quán trà đá ven đường.

Trà đá dùng đá cây thiếu vệ sinh, người dân vẫn vô tư uống

Trời nắng gắt, lại đang giờ nghỉ nên lượng sinh viên đổ ra các quán trà đá gần cổng ĐH Giao thông đông nghẹt. Ai cũng nhanh chân chọn cho mình một chỗ thoáng mát và gọi một ly trà đá để giải khát. Bác chủ quán nhanh tay dùng chày đập đá cây nhỏ ra, rồi cũng bằng tay (không đeo găng) lấy đá bỏ vào từng ly. Sau khi cốc trà hai phần đá một phần nước được đưa tận tay, ai nấy đều uống ngon lành.

Khi được hỏi nhỏ, uống trà dùng đá cây thế này có sợ mất vệ sinh không, Huy Quân, một sinh viên ĐHGT vừa cười vừa nói: “Nóng với khát thế này hơi đâu mà để ý vệ sinh nữa. Mà quán này em uống suốt, có bị sao đâu”. Cũng với tư tưởng chấp nhận uống, Thành Nghĩa (ĐH GTVT) cho biết: “Cũng hơi lo lo, nhưng khuất mắt thì cứ uống vậy thôi”.

Rời khu vực Cầu Giấy, phóng viên tìm đến khu vực la liệt quán ăn và quán trà đá ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng. Vì lượng sinh viên khu vực này lớn, tập trung của 3 trường ĐH nên các quán nước ở đây không khi nào ngớt khách. Nắng nóng bừng lên càng khiến lượng trà đá, nhân trần đá khu này tăng lên đáng kể, vì bên cạnh việc ngồi uống ngay ở quán thì nhiều sinh viên còn mua túi đưa vào lớp uống. Điều đáng chú ý là nhiều quán nước khu này sử dụng đá cây. Một chị chủ quán cho biết: “Bọn chị nhập đá cây, nhưng là đá có nguồn gốc sạch sẽ hẳn hoi. Bán đá cây mới rẻ chứ bán đá viên thì làm gì lãi được hả em”.

Cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh

Trong vai người đi nhập đá cây số lượng lớn để mở quán bia, chúng tôi được tận mắt chứng kiến khung cảnh nơi sản xuất đá cây ở phố Cốm Vòng (Dịch Vọng Hậu, Hà Nội).

Toàn bộ căn phòng làm đá khoảng 20m2 lỉnh kỉnh những dây dợ, khay sắt, bao tải… màu nâu xỉn, đặt trên nền lát xi-măng luôn ướt sũng nước. Để ý thấy những người làm đá và cũng là trực tiếp bán đá ở đây có đi ủng, nhưng lại không hề mang găng tay. Chứng kiến không khí nóng bức và lao động, người làm đá tay vừa bưng bê các cây đá từ trong chuyển ra ngoài cho khách, vừa thỉnh thoảng đưa lên gạt mồ hôi trên khuôn mặt bóng nhẫy mà thấy… ghê người.

Cơ sở sản xuất đá này khá đông khách, chúng tôi chỉ đứng quan sát trong vòng 15 phút mà thấy hàng chục khách vào mua đá, người ít thì 1/3 cây, người nhiều thì bốn, năm cây. Biển hiệu của cơ sở này ghi rõ: “Đá cây dùng để ướp lạnh”, tuy nhiên nhiều người dân vẫn mua đá này về uống. Người làm đá ở đây quả quyết: “Đá này uống tốt, bọn tôi làm bằng nước máy, đảm bảo vệ sinh. Các quán cà phê, quán bia gần đây toàn nhập của nhà tôi cả ấy chứ”


 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục