Nước sâm uống rất bổ nhưng không được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng..

 

Thời tiết oi bức làm cho nhiều người muốn giải nhiệt và làm mát cơ thể bằng các loại thức uống với các tên gọi như nước sâm, nước đắng, sâm rong biển, sâm cúc... Các bà nội trợ khi ra chợ cũng có thể dễ dàng mua một bó thảo dược để nấu cho cả nhà uống và gọi thức uống này là nước sâm; ở các quầy bán giải khát dọc đường rất dễ thấy nhiều xe đẩy bán các loại nước sâm và giải nhiệt như thế này. 


Lạm dụng... sâm


Hiện đang có tình trạng lạm dụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềm thức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.


Theo tài liệu cổ, nhân sâm có vị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diện trong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổ truyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều người đã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây là thuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.



Nước sâm đang là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng. Ảnh: HỒNG THÚY


Thực ra, nếu có nước nhân sâm thật mà uống thì rất bổ, nhưng cũng cần lưu ý là ngay cả khi biết chính xác là nước nhân sâm thì cũng không được dùng sâm cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng, người đang cảm; khi dùng sâm thì không được ăn cùng củ cải hoặc uống trà vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độc nhân sâm, cần cấp cứu ngay.


Sâm không thanh nhiệt


Cần lưu ý là tất cả các loại mang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm... đều không có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược như cúc hoa, rong biển... đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt kháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rất nhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.


Hiện nay, rất nhiều cơ sở sử dụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thức uống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắng không rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nước sâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.

Người già không nên dùng

Nếu có nhu cầu thì các bà nội trợ nên tự mua thảo dược về, tự nấu để vừa bảo đảm vệ sinh vừa phù hợp nhu cầu sức khỏe của gia đình.

Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan (như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển...); có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng từ 10-12 g (khô) hoặc 30-50 g (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500 ml, uống trong ngày.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng hoặc người tì vị yếu, người già yếu thì không nên dùng các thuốc mát này

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục