Khí hậu nước ta luôn diễn biến thất thường nhất là mùa hè. Môi trường không khí rất dễ bị ô nhiễm và càng thêm nóng bức oi nồng gay gắt. Người lớn, trẻ em hay bị cảm sốt, nhiệt, khó khăn về đường hô hấp, viêm nhiễm phế quản, ho khan hoặc có đàm xanh đặc. Đặc biệt là người già, đối tượng dễ bị cảm sốt khi thời tiết thay đổi.

Dưới đây là các món ăn, bài thuốc có tác dụng giải cảm.

Bài 1: Cà chua 250g, 100g thịt lợn nạc, 50g bông cúc trắng hoặc hoa lài, 10g củ hành tây, 3g gừng, 2 muỗng dầu mè đen. Nấu trong 250ml nước sôi 20 phút, nhấc xuống. Chia 4 phần ăn cả ngày. Dùng liên tục 3 ngày. Công dụng:  chữa cảm sốt cao, hạ huyết áp, ngứa. Trẻ nhỏ 3-5 tuổi mau dứt rôm, sảy và viêm họng.

Bài 2:  Mướp đắng 3 quả, vỏ còn xanh, bỏ hạt thái lát; 50g tôm bóc nõn 3g; gừng già tươi thái lát; 3g hành, tỏi (ướp tôm), nửa muỗng cà phê muối. Nấu trong 350ml nước, sôi 15 phút bỏ mướp đắng vào. Còn 150ml, nhấc xuống, ăn nóng 3 lần/ngày. Công dụng: làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, trừ khát, lợi tiểu hết viêm họng. Ăn liền 2 ngày.

Bài 3: Bầu vừa già nửa quả, rửa sạch, để vỏ, thái khoanh tròn 3cm, nướng trên than hồng vừa cháy vàng, 50g ngải cứu, 10g hành tím, đập giập, 5g tiêu hạt đen (hoặc 5g gừng già), 50g tôm nõn, 100g cá quả. Nấu trong 250ml, sôi 20 phút nhắc xuống, chia ăn đều trong ngày. Món canh này giúp cơ thể hết nóng, giải độc, mụn nhọt, mụn ở da mặt. Dứt tiểu gắt, tiểu són. Ăn liền 3-4 ngày.

Bài 4: Bí rợ vàng 150g bỏ hạt, vỏ, thái miếng 3cm. 200g thịt nghêu hoặc sò. (Có thể dùng thịt gà ác càng tốt); 5g gừng già thái lát; Nửa thìa muối, bột nêm và 5g hành lá cả củ. Nấu trong 350ml nước, còn 150ml, ăn 2 lần trong ngày. Trị khó tiêu đầy hơi, khó thở, giúp xoa dịu thần kinh não, hết nhức đầu, dễ ngủ. Người cao tuổi dứt mệt mỏi, nhuận trường, hết táo bón.

Bài 5: Lá dâu tằm 150g,  5 lá sen non, 150g mướp hương không quá già để cả vỏ nướng cháy vàng, 10g dây trái chùm bao non, 5g gừng thái lát. Nấu trong 0,5 lít nước, còn 250ml, chia ăn trong ngày hoặc lúc khô khát vòm họng uống thanh nhiệt. Món canh này còn giúp chống thiếu máu, lọc máu, cổ họng ngứa gây khạc nhổ, tắt giọng. Đặc biệt người bị đái tháo đường sẽ giảm tối đa huyết áp tăng.    

                                                                              Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục