Những người mắc bệnh kém tập trung - hiếu động thường gặp nhiều bất trắcNhững người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi dấu hiệu không tập trung – hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để xử lý thì hậu quả sẽ không hề nhỏ.

Trẻ em hay leo trèo bất cứ khi nào, nơi nào thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý kém tập trung - hiếu động. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Biểu hiện để nhận biết
 
Người có bệnh lý kém tập trung - hiếu động thường có các biểu hiện: Tay, chân thường xuyên cựa quậy, thân người hay vặn vẹo, nói chung là người luôn có cử động; thường đứng dậy khi đang ngồi, nếu không thì khi bình thường vẫn có những biểu hiện như đang mong ngóng việc gì khác sắp xảy ra; là trẻ em thì thường xuyên chạy vòng vòng hay leo trèo bất cứ khi nào, nơi nào có thể thực hiện được; ở trẻ lớn hay người lớn thì có biểu hiện bồn chồn không yên; trong hoạt động chơi đùa thường có các biểu hiện không bình thường;  thường phóng vọt nhanh khi đang lái xe; nói nhiều một cách không bình thường.
 
Những biểu hiện hấp tấp hay bốc đồng thường thấy ở 3 dạng: Thường thốt ra câu trả lời trước khi câu hỏi của người khác kết thúc; thường bực tức khi chờ đợi; thường xen vào việc người khác hoặc nói tranh khi người khác đang nói.
 
Kém tập trung thường có 9 biểu hiện, gồm: Thường không chú tâm vào chi tiết công việc và hay mắc lỗi trong học tập hay công việc; thường xuyên không giữ được tập trung khi làm việc, học tập; thường không lắng nghe người đang nói chuyện với mình; thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ được giao; rối loạn về tổ chức công việc trong cuộc sống; thường xuyên tránh né, không thích hay sợ những việc phải suy nghĩ nhiều; thường để quên đồ hay làm mất đồ; thường có cảm giác quẫn trí; thường quên công việc phải làm trong ngày.
 
Dựa trên các biểu hiện nói trên, bệnh lý kém tập trung-hiếu động được phân làm 3 thể chính:
 
- Thể hiếu động và bốc đồng: Thường gặp ở trẻ em khi có trên 6 biểu hiện về hiếu động và các biểu hiện về bốc đồng hoặc ít hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
 
- Thể kém tập trung thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi có ít hơn 6 biểu hiện về hiếu động và bốc đồng hoặc nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
 
- Thể hỗn hợp vừa hiếu động vừa kém tập trung ở trẻ lớn trên 7 tuổi với nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung và hiếu động, bốc đồng.
 
Điều trị kịp thời
 
Những người mắc bệnh kém tập trung - hiếu động thường gặp nhiều bất trắc, ở trẻ em thì dễ xảy ra tai nạn tại trường cũng như tại nhà và ảnh hưởng xấu đến các trẻ bình thường khác. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Việc điều trị hiện nay gồm can thiệp về tâm lý và hành vi (chẳng hạn như cải thiện môi trường học tập, làm việc); việc dùng thuốc cũng có cơ sở khoa học nhưng vì là bệnh có tính gia đình và trên não bộ của người bệnh có những bất thường về cấu trúc và hoạt động nên việc dùng thuốc điều trị cần có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
 
                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục