Mùa hè, nước đá được sử dụng rất nhiều song chất lượng của các loại nước đá hiện nay rất đang lo ngại. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh dịch.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng - Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, nhiều người cho rằng, đá sạch là viên đá trong suốt, không nổi bọt khí, khi tan ra có thể dùng được như nước tinh khiết, không có mùi... Đây là quan niệm sai.
 
Để lấy được nước làm đá phải khoan sâu khoảng 90m. Nguồn nước này vẫn có thể bị nhiễm  sắt, có nơi có asen, amoni... vì thế phải tiến hành sục khí hoặc làm giàn mưa để tạo kết tủa, hấp thụ. Sau đó  dùng clo, ravel hoặc ozon để sát trùng mới sạch.
 
Đá trong suốt chưa phải đã sạch
Đá trong suốt chưa phải đã sạch
Tại hầu như các cơ sở làm nước đá hiện nay đều sử dụng nước giếng khoan không qua quá trình xử lý, lọc hay lắng cặn mà cứ thế đổ thẳng vào khuôn, làm lạnh rồi đem bán. Việc sử dụng đá cây làm từ nước giếng khoan chưa qua xử lý rất độc.

Nếu loại đá này được sử dụng từ nguồn nước máy thì cũng không đảm bảo được chất lượng vì kim loại nặng ở trong nước máy khi được hoà trong đá có tác hại rất lớn đến sức khoẻ của con người

Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, ở nhiệt độ làm đông nước thành đá không thể giết chết được vi khuẩn. Nó chỉ mới kìm hãm được các loại vi khuẩn, vi sinh vật phát triển chậm lại và ngừng phát triển, độc tố của chúng không bị phá hủy.

Vi khuẩn sẽ sinh sôi trở lại trong quá trình đá được hoà tan. Càng nguy hiểm hơn khi nước đá bẩn kết hợp với điều kiện thuận lợi như đường trong cốc nước mía ngọt, trà đá.  Đó là một nguồn lây bệnh nguy hiểm do chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh đường ruột, như thương hàn, tả, lị....

Để đảm bảo an toàn, nhất là trong mùa dịch, các chuyên gia y tế khuyên, tốt nhất mọi gia đình nên tự làm đá ở nhà bằng nước đun sôi để nguội. Nếu uống đá ở ngoài, phải chọn các hàng quán có uy tín, không nên uống đá đục, vàng, có vị mặn.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Viện trưởng Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cảnh báo, nước đá cây vỉa hè đang  là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp.

Chất lượng nước đá đang rất báo động, tại Hà Nội có hơn 200 cơ sở sản xuất nước đá, nhưng chỉ có khoảng 40 cơ sở sản xuất nước đá được cấp giấy chứng nhận đủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn lại, 170 cơ sở sản xuất và rất nhiều cơ sở sản xuất chui, nhỏ lẻ đang ngày đêm sản xuất ra hàng ngàn tấn viên đá không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ra thị trường.

                                                                            Theo LĐ

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục