Rau quả trước khi ăn thường là mang rửa sạch sẽ. Thế nhưng, liệu biện pháp này có giúp chúng ta loại bỏ được hết vi khuẩn hay không?

Hãy lấy một ví dụ. Khi rửa cà chua dưới vòi nước lạnh, nhiều vi khuẩn có hại sẽ bị trôi đi. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có hại này vẫn có thể kháng cự được dưới vòi nước. Theo các chuyên gia, về cơ bản những sinh vật bé nhỏ này có khả năng bám rất chắc. Kết quả là khuẩn salmonella hay E.coli ở người vẫn có thể bùng phát gây bệnh ngay cả khi chúng ta thận trọng.

Nhà nghiên cứu Brendan Niemira, thuộc Uỷ ban an toàn thực phẩm-Bộ nông nghiệp Mỹ tại Pennsylvania, cho biết: “Nếu có vi khuẩn trên bề mặt rau củ, việc rửa bằng nước lạnh chỉ có thể giúp loại bỏ được một số mà thôi. Thật không may là rửa bằng nước lạnh không thể làm sạch tất cả. Đây quả là một vấn đề. Khi vi khuẩn bám chặt hay sinh sống trong cộng đồng liên kết chặt chẽ gọi là màng sinh học thì rất khó có thể loại bỏ chúng”.

Bề mặt gồ ghề, ví dụ như bề mặt quả dưa hay rau chân vịt, cung cấp cho vi khuẩn rất nhiều ngóc ngách và khe nứt để ẩn náu. Còn quả cà chua tuy có bề mặt trơn nhẵn hơn, nhưng trên vỏ cũng vẫn có các lỗ nhỏ có thể làm nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa những loại rau quả có vỏ sần sùi một cách cẩn thận hơn. Tuy nhiên, Niemira cảnh báo rằng, nếu khi rửa rau quả mà chà xát quá mạnh tay cũng có thể làm dập hoặc làm rách lớp màng bảo vệ bao phủ bên ngoài. Nếu lớp màng bảo vệ này mà dập hay rách thì rau quả dễ bị hư hại, có thể dẫn tới tình trạng thối, hỏng hoặc có liên quan tới vi khuẩn làm hỏng rau quả.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên rửa các loại quả cũng như rau củ bằng các loại xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng hay các loại nước rửa rau quả thương mại.

Chúng ta có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

- Rửa bằng nước lạnh.

- Cầm rau quả một cách nhẹ nhàng, tránh bầm dập.

- Vẩy ráo nếu rau quả còn đọng quá nhiều nước.

- Nếu không dùng ngay, hãy để rau quả vào trong tủ lạnh.

- Kiên quyết vứt bỏ rau quả bị hỏng.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục