Khi trẻ gặp một số vấn đề khó khăn trong việc sử dụng sữa như: nôn trớ, đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy, nôn ói, nổi mẩn, phát ban, dị ứng… Nếu không được phát hiện xử trí kịp thời có thể dẫn tới hậu quả trẻ bị phát triển dị ứng đa thức ăn, chàm, thiếu máu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, suy dinh dưỡng… Trên thực tế, tình trạng bệnh của trẻ ngày một nặng thêm, nguyên do xuất phát từ những quan niệm sai lầm của cha mẹ.

Từ nghĩ bệnh không có gì nguy hiểm…

Với nhiều bà mẹ, do không biết con bị dị ứng sữa nên không tìm được giải pháp khắc phục tối ưu nhất. Khác với họ, chị Trần Thanh Hằng biết rõ con mình bị dị ứng sữa nhưng cứ vẫn chặc lưỡi: “Chẳng có vấn đề gì”. Chị kể, do sinh mổ nên khi sinh bé ra 3, 4 ngày đầu, chị vẫn chưa có sữa. Chị phải cho bé bú sữa bò. Bé tiêu hóa bình thường và không có hiện tượng gì đặc biệt cả. Sau đó, bé bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 3 trở đi, sữa chị bỗng ít đi phải bổ sung sữa ngoài cho con. Lúc đầu, bé bú rất ngon miệng, nhưng rồi tức thì bé nôn hết chỗ sữa vừa bú. Nôn như vòi rồng tất cả chỗ sữa vừa ăn, chị cho bé uống lại bao nhiêu, bé lại nôn hết bấy nhiêu. Chị phải cho bé nghỉ một cữ bú và ngủ, sau mấy giờ mới cho ăn lại được. Tìm hiểu một thời gian, chị biết là con mình bị dị ứng sữa. Nhưng lại suy nghĩ, trẻ con chuyện ăn uống bị nôn ói là “chuyện thường ngày ở huyện”, bé nôn rồi thì cho ăn lại, chẳng có vấn đề gì. Hơn nữa, sợ đưa bé đi khám lại phải thuốc thang chẳng tốt cho sức khỏe của bé.

Sinh con được đúng một tháng thì chị Lê Thị Nga bị mất sữa. Chị đã phải sử dụng sữa bột thông thường cho con uống. Được một thời gian, chị thấy con đi phân lỏng, rồi xuất hiện máu trong phân, da nổi mẩn đỏ. Cho bé đi khám, chị biết bé bị dị ứng sữa bò và khuyên nên sử dụng loại sữa công thức dành cho trẻ bất dung nạp sữa. Chị cũng muốn mua cho con dùng nhưng lại băn khoăn với nhiều câu hỏi: sữa dành cho trẻ dị ứng có đủ chất dinh dưỡng bằng các sữa khác dành cho trẻ bình thường không? Cuối cùng, chị quyết định vẫn sử dụng sữa bột thông thường cho con vì nghĩ chắc cũng chẳng sao.

…Đến nhầm lẫn với các bệnh lý khác

“chắc con bị bệnh về da”, là suy nghĩ của nhiều bà mẹ khi con có một trong những biểu hiện của dị ứng sữa như: phát ban, nổi mẫn đỏ. Cứ chắc bẩm sữa mẹ là tốt nhất, nên khi thấy con da cứ nổi mẫn đỏ sau mỗi cữ bú, chị Thiên Nhi (Bình Dương) lại cho rằng: chắc do da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ bị viêm da do dị ứng. Chị không hề biết rằng: sữa mẹ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh do chế độ ăn uống của người mẹ. Đôi khi, chỉ cần mẹ ăn trứng hoặc uống sữa là trẻ cũng xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng do hấp thụ một phần các chất này qua sữa mẹ. Để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng khi bú mẹ, người mẹ cần loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn.

Tuy nhiên, nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa hay viêm đường ruột lại là những sai lầm thường gặp hơn cả. Rất nhiều bà mẹ khi thấy con nôn trớ, đầy hơi, khó chịu thậm chí bị táo bón, tiêu chảy hay đau bụng thì chỉ chăm chăm nghĩ tới việc bé có vấn đề về đường ruột. Theo các BS, những quan niệm sai lầm như: suy nghĩ dị ứng sữa không có vấn đề gì, uống sữa với công thức đạm đậu nành tinh chế có tốt bằng sữa chứa đạm sữa bò hay không? Hoặc chỉ nghĩ tới những bệnh lý khác khi trẻ có các triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa… là rất nguy hiểm cho trẻ. Bởi với những trẻ này thì phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục